Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và dễ dàng bùng phát thành dịch, đặc biệt là trong các tháng mùa mưa. Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết hoành hành, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, nhiều người băn khoăn không biết nên thăm khám và điều trị ở đâu hiệu quả? Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình thăm khám ra sao? Cùng tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

1. Khái quát về căn bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và lây qua con đường muỗi đốt. Người không mắc bệnh khi bị muỗi mang virus đốt sẽ nhiễm bệnh và tiếp tục chu trình lây bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn sốt: Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 2 – 7 ngày.

– Giai đoạn nguy hiểm: Rơi vào ngày thứ 3 – 7 của chu trình.

– Giai đoạn phục hồi: Khoảng ngày thứ 7-10 , bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn phục hồi.

Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh, khả năng miễn dịch của cơ thể,…

Khi bản thân hoặc người thân có các biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột, liên tục, đau nhức đầu, đau sau mắt, mệt mỏi, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, xương, khớp, xuất hiện chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi… cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế có điều trị sốt xuất huyết để làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết, chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp, kịp thời.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể bùng phát thành dịch.

2. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không?

Là một trong những đơn vị y tế uy tín hàng đầu ngoài công lập, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng đồng hành cùng người dân trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt xuất huyết. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm có khả năng nhận diện sốt xuất huyết qua các triệu chứng lâm sàng, đưa ra các chẩn đoán xác định hoặc phân biệt với các bệnh lý khác, chỉ định, hướng dẫn phù hợp và đồng hành cùng bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết sớm và hiệu quả.

Các thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng gồm:

– Hệ thống xét nghiệm tự động hóa bằng robot Power Express

– Máy đo điện tim

Máy siêu âm tim

– Máy chụp cắt lớp vi tính

– Máy chụp cộng hưởng từ

3. Quy trình khám sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI

3.1 Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không? Các bước khám lâm sàng là gì?

Khi đến Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được khám ban đầu với bác sĩ, khai thác kỹ hơn các triệu chứng, tiền sử bệnh, lịch sử tiếp xúc với người bệnh sốt xuất huyết (nếu có), đặc điểm môi trường sống, làm việc, học tập,… Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu để kiểm tra xem bạn có thực sự mắc bệnh này không.

3.2 Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không? Các phương pháp chẩn đoán khám cận lâm sàng

Chẩn đoán xác định căn nguyên virus Dengue

Để kiểm tra xem có virus tồn tại trong cơ thể hay không, bệnh nhân thường phải làm các xét nghiệm gồm:

– Xét nghiệm huyết thanh

+ Xét nghiệm nhanh: Phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của kháng nguyên NS1.

+ Xét nghiệm ELISA: Phương pháp tìm kháng thể IgM, IgG, thường được tiến hành từ ngày thứ 5 của bệnh.

– Xét nghiệm PCR: Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được lấy máu trong giai đoạn sốt.

Chẩn đoán phân biệt

Ngoài các xét nghiệm kể trên, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số kỹ thuật nhằm phân biệt với các căn bệnh khác như:

– Sốt phát ban do virus

Bệnh tay chân miệng

– Sốt rét, sốt mò

– Nhiễm khuẩn huyết do các tác nhân như liên cầu lợn, não mô cầu,…

– Sốc nhiễm khuẩn

– Các bệnh lý về máu

– Bệnh lý ổ bụng cấp,…

Hệ thống y tế Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không?

Thu Cúc TCI có thực hiện xét nghiệm và điều trị sốt xuất huyết.

4. Điều trị sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI

Phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết sẽ được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đồng thời theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm tình trạng sốc để xử trí kịp thời.

Thông thường, bệnh nhân được xem xét nhập viện trong các trường hợp sau:

– Người bệnh sống một mình

– Nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện ngay khi bệnh trở nặng

– Gia đình không người theo dõi và chăm sóc

– Trẻ sơ sinh

– Người thừa cân, béo phì

– Phụ nữ có thai

– Người lớn tuổi (≥60 tuổi)

– Người mắc các bệnh nền như thận, tim, gan, đái tháo đường, hen, COPD, thiếu máu, tan máu…

4.1 Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn bệnh

Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn này phương pháp điều trị chủ yếu là hạ sốt và bù dịch. Cụ thể:

– Nếu sốt cao ≥ 38,5°C, cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt bằng paracetamol đơn chất, liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau 4-6 giờ/lần uống. Chú ý tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ. Không dùng aspirin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm cho bệnh nhân để hạ sốt.

– Bù dịch sớm bằng đường uống, sử dụng nước lọc, oresol, nước trái cây, cháo loãng pha muối…

Trong suốt giai đoạn này, người bệnh cần tái khám và làm xét nghiệm hàng ngày, nhập viện nếu có dấu hiệu chuyển nặng.

Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể đã hết sốt hoặc chưa. Các dấu hiệu nguy hiểm: lừ đừ, nôn nhiều, đau bụng nhiều, mất nước nặng, không uống được nước, Hematocrit tăng cao. Khi có các dấu hiệu này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp điều trị sau:

– Hạ sốt nếu vẫn còn sốt

– Theo dõi mạch, huyết áp, những dấu hiệu cảnh báo, lượng dịch đưa vào, nước tiểu và Hematocrit mỗi 4-6 giờ

– Bù dịch sớm bằng đường uống trong trường hợp bệnh nhân còn khả năng uống được

– Truyền dịch nếu người bệnh nôn nhiều, không uống được, Hematocrit cao hoặc có dấu mất nước

Giai đoạn phục hồi

Người bệnh hết sốt, có thể có ngứa ngoài da. Sức khỏe tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Người bệnh cần tích cực ăn uống và điều trị triệu chứng nếu có.

Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết tại TCI như thế nào?

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Thu Cúc TCI giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh sốt xuất huyết.

4.2 Điều trị trong trường hợp sốt xuất huyết nặng

Trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, cần cho người bệnh thở oxy qua gọng mũi và bù dịch nhanh theo phác đồ.

Nếu sốc sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết, tiếp tục chống sốc bằng dung dịch điện giải, tuyền hồng cầu lắng, điều chỉnh rối loạn đông máu. Ngoài ra, cần xử trí cầm máu bằng băng ép tại chỗ, nhét bấc hoặc gạc mũi, nội soi can thiệp cầm máu dạ dày, tá tràng,… Cân nhắc việc sử dụng vitamin K nếu người bệnh có dấu hiệu suy gan nặng.

Nếu bệnh nhân có tổn thương gan nặng, suy gan cấp, cần tránh dùng các thuốc gây tổn thương gan, điều trị hạ đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu (nếu có).

Nếu bệnh nhân bị tổn thương thận cấp, cần chống sốc (nếu có), cân bằng dịch, tránh thuốc gây tổn thương thận.

Trong trường hợp sốt xuất huyết Dengue thể não, kê đầu bệnh nhân cao 30°, cho bệnh nhân thở oxy nếu có giảm oxy máu, đặt nội khí quản, chống co giật, điều trị hạ đường huyết, rối loạn điện giải, kiềm toan, hạ sốt (nếu có).

Nếu có biến chứng viêm cơ tim, suy tim, cần sử dụng thuốc vận mạch, xem xét chỉ định ECMO.

Bệnh nhân cần tư vấn và điều trị sốt xuất huyết hoặc thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital