Vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ chính gây viêm, loét niêm mạng dạ dày – tá tràng và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn HP giúp bạn đọc cảnh giác, chủ động phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và thăm khám kịp thời.
Menu xem nhanh:
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc. Chúng sinh sống ở lớp niêm mạc dạ dày và sản sinh ra catalase – một chất có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới một số bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Theo thống kê, có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn HP.
Helicobacter pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung. Lây nhiễm xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn.
Tham khảo: vi khuân HP lây qua đường nào
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn HP
70-80% những người nhiễm H. pylori không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi nhiễm trùng dẫn đến loét, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày đang trống vào ban đêm hoặc vài giờ sau bữa ăn. Cơn đau thường day dứt không yên, đến và đi nhanh chóng. Dùng thuốc kháng acid có thể giúp giảm cơn đau.
Một số triệu chứng khác khi nhiễm vi khuẩn HP là:
- Ợ nóng quá mức
- Bụng cồng kềnh
- Buồn nôn
- Chán ăn, giảm cân
- Hơi thở hôi
Nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?
HP nếu sống trong điều kiện bình thường sẽ không gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, nếu có các tác nhân như: căng thẳng, mệt mỏi, rượu bia, đồ ăn cay nóng… sẽ gây các tổn hại cho dạ dày.
Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị thì sau 10-20 năm sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.
Để phòng ngừa lây nhiễm HP, cần lưu ý:
- Rửa tay sạch trước và sau khi ăn
- Tránh thức ăn hoặc nước uống không an toàn, chế biến, hoặc được phục vụ một cách mất vệ sinh
- Luôn ăn thực phẩm được nấu chín kỹ
- Căng thẳng, thức ăn cay nóng, rượu, thuốc lá có thể làm cho vết loét lâu lành hơn, hoặc nặng hơn, do vậy hãy hạn chế những thực phẩm cay nóng, không uống rượu và hút thuốc…