Bị nhiễm HP trong bao lâu sẽ âm tính trở lại? 

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị nhiễm HP (vi khuẩn Helicobacter Pylori) là bệnh lý rất phổ biến khi tỷ lệ lây nhiễm HP trong cộng đồng không ngừng tăng lên tại Việt Nam. Một trong những thắc mắc người bệnh quan tâm hàng đầu đó là nhiễm HP dương tính bao lâu có thể âm tính trở lại? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP

1.1. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

HP là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường axit cao ở dạ dày. Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn HP tiết ra chất bào mòn dần lớp nhầy bảo vệ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý thường gặp ở dạ dày. Cụ thể:

– Tới 90 – 95% ca bệnh viêm loét tá tràng có nguyên nhân từ nhiễm HP dương tính.

– Trên 70% ca bệnh bị loét dạ dày có tiểu sử nhiễm vi khuẩn HP.

– Khoảng 90% ca ung thư dạ dày liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn HP.

Trên thực tế, vi khuẩn H.Pylori có tới trên 200 chủng khác nhau và không phải vi khuẩn HP nào cũng gây bệnh tiêu hóa. Một số loại HP còn có lợi vì có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Vậy nên, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm mà vi khuẩn gây ra.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý thường gặp ở dạ dày.

1.2. Biểu hiện triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm HP

Cơ sở nghi ngờ bản thân bị nhiễm vi khuẩn HP đến từ các triệu chứng tiêu hóa bất thường sau đây:

– Đau bụng.

Đau thượng vị.

– Ợ hơi.

– Đầy hơi, chướng bụng.

– Buồn nôn và nôn.

– Sốt.

– Chán ăn, ăn không ngon.

– Giảm cân bất thường.

– Cảm giác khó nuốt khi ăn.

– Nôn ra máu.

– Đi đại tiện có lẫn máu.

– Chóng mặt, ngất xỉu.

– Mặt tái nhợt.

Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm HP dương tính, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Hiện nay, chẩn đoán HP dương tính thường được thực hiện theo 1 trong 4 phương pháp sau:

Xét nghiệm máu

– Test hơi thở

– Phân tích mẫu phân

Nội soi dạ dày.

Dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm HP dạ dày

Mỗi người cần lưu ý tới các dấu hiệu tiêu hóa bất thường nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP.

1.3. Bị nhiễm HP qua những đường lây nào?

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người mang bệnh sang người thường, tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao. Theo đó, 3 đường lây nhiễm vi khuẩn H.pylori phổ biến bao gồm:

– Đường miệng – miệng: Đây là đường lây nhiễm trực tiếp khi vi khuẩn HP đi từ nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người mang bệnh đến nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người lành. Các hoạt động dễ lây nhiễm vi khuẩn như ăn chung, uống chung, hôn môi,…

– Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP thông qua hoạt động tiêu hóa sẽ theo phân của người mang bệnh ra tới môi trường bên ngoài. Khi đó, vi khuẩn có thể bám vào thức ăn, đồ vật và trở thành nguồn lây nhiễm. Vì vậy, các hoạt động ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HP.

– Đường dạ dày – dạ dày: Nguy cơ lây nhiễm này xảy ra khi người bệnh thực hiện thăm khám chữa bệnh không đảm bảo an toàn và khử khuẩn y tế. Lây nhiễm vi khuẩn HP thường đến từ việc sử dụng chung các dụng cụ y tế như dụng cụ nha khoa, ống nội soi dạ dày, ống nội soi tai mũi họng,…

2. Bị nhiễm HP có tự khỏi không?

Vi khuẩn HP khi đã xâm nhập và hoạt động tại dạ dày sẽ không thể tự triệt tiêu. Chỉ có tiến hành thăm khám và thực hiện điều trị đúng cách theo chỉ định mới giúp người bệnh loại bỏ loại vi khuẩn này.

Không chỉ vậy, vi khuẩn HP còn có khả năng tái nhiễm rất cao. Ở lần tái nhiễm sau, việc điều trị sẽ khó khăn hơn vì khả năng cao HP đã bắt đầu có đề kháng với kháng sinh điều trị. Vì vậy, các trường hợp nhiễm HP hoặc nghi ngờ nhiễm HP cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán đúng bệnh và nhanh chóng tiến hành điều trị đúng cách.

Hiện nay, việc điều trị HP phổ biến được áp dụng bằng thuốc kháng sinh và dựa theo 1 trong 4 phác đồ diệt HP do Bộ Y tế ban hành sau đây:

– Phác đồ liệu pháp 3 thuốc

– Phác đồ liệu pháp 4 thuốc

– Phác đồ điều trị nối tiếp (theo 2 giai đoạn)

– Phác đồ kết hợp được áp dụng liệu pháp 3 thuốc có thêm Levofloxacin.

Bị nhiễm HP có tự khỏi không?

Nhiễm HP không thể tự khỏi, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được chỉ định điều trị đúng cách.

3. Điều trị HP bao lâu sẽ âm tính trở lại?

Thông thường, việc việc điều trị HP bằng thuốc kháng sinh sẽ kéo dài và cho hiệu quả trong khoảng ít nhất 2 tuần. Với các trường hợp do ảnh hưởng của vi khuẩn HP phát triển thành bệnh lý dạ dày sẽ cần tiến hành điều trị duy trì tiếp tục trong 4 – 8 tuần để làm lành các ổ viêm loét ở dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vi khuẩn HP có đề kháng ngày một cao với các loại kháng sinh điều trị nên dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc hoặc thậm chí là tái nhiễm nhiều lần. Chính vì vậy, mỗi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu trong điều trị bao gồm dùng đúng loại thuốc, đúng lộ trình, đúng liều lượng và thời gian sử dụng, tái khám đúng hẹn,… để đảm bảo việc tiêu diệt HP diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Như vậy, với câu hỏi bị nhiễm HP trong bao lâu sẽ âm tính trở lại sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất người bệnh cần trực tiếp thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị đúng phác đồ, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn HP tái nhiễm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital