Khi trẻ bị viêm phế quản, chức năng hô hấp của con thường suy giảm gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thông khí. Đó là lý do tại sao các ông bố, bà mẹ có con nhỏ gặp phải căn bệnh này thường thắc mắc: “Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?”.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em là hiện tượng cuống phổi hoặc đường thở dưới bị viêm nhiễm và sưng đau nhưng nhu mô phổi vẫn chưa bị ảnh hưởng. Thông thường, trẻ em bị viêm phế quản sẽ ho nhiều. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiện tượng viêm nhiễm sẽ lan xuống nhu mô phổi, gây ra bệnh viêm phổi.
Trên thực tế, viêm phế quản ở trẻ em thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi con mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cúm, ho gà, sởi,… Theo các chuyên gia y tế, viêm phế quản ở trẻ em được chia thành 2 loại là viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản.
2. Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Cụ thể là:
– Các loại virus như virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus Adeno, virus Parainfluenza, virus sởi.
– Các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…
– Sức đề kháng của trẻ yếu như sinh non, sử dụng kháng sinh nhiều lần,…
– Trẻ bị hen suyễn do tiền sử gia đình.
– Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá và hơi độc. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ phát triển thành thể mạn tính.
– Bố mẹ tắm cho trẻ sai cách.
– Cho trẻ nằm điều hòa và máy lạnh thường xuyên.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau đây:
– Khàn giọng, ho, mất tiếng, sốt.
– Thở khò khè, khó thở, thở rít trong thanh quản.
– Chảy nước mắt nước mũi, mắt đỏ, ngạt mũi, sưng hạch bạch huyết.
4. Giải đáp thắc mắc: Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Khi trẻ bị viêm phế quản, nếu bố mẹ không phát hiện sớm và điều trị đúng cách cho con, bệnh sẽ tiến triển sang thể mạn tính. Đồng thời dễ tái phát thường xuyên và gây suy giảm chức năng hô hấp.
Lúc này, niêm mạc ống phế quản của trẻ trở nên xơ sẹo, tăng nhạy cảm với những tác nhân có hại. Theo thông tin từ Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ thường kéo dài khoảng 3 – 10 ngày. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ khỏi hoàn toàn.
Về cơ bản, thời gian khỏi bệnh viêm phế quản mạn tính thường kéo dài lâu hơn so với viêm phế quản cấp tính. Những biểu hiện của bệnh viêm phế quản mạn tính thường kéo dài tối thiểu 3 tháng trong năm và có thể lâu hơn tùy vào từng trường hợp.
Mặc dù lý thuyết là vậy nhưng đây chỉ là những mốc thời gian để bố mẹ tham khảo. Còn trên thực tế, thời gian phục hồi bệnh viêm phế quản ở trẻ sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là mức độ đáp ứng thuốc điều trị, thể trạng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và kiêng khem của trẻ.
5. Khi nào cần phải đưa trẻ bị viêm phế quản đi khám bác sĩ?
Bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như sau:
– Sốt cao trên 39 độ C, ho càng ngày càng nặng, ho ra máu.
– Người mệt mỏi quá mức, thở nhanh, lả đi.
– Cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng: Môi, lưỡi khô và không đi tiểu trong nhiều giờ liền.
– Các chi, môi, mũi, miệng của trẻ chuyển sang màu xanh xám.
Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng viêm phế quản ở trẻ bằng cách nghe tim phổi, đo lượng oxy trong máu và chụp X-quang. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản phù hợp với từng trẻ.
6. Cách điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cũng nên chăm sóc con cẩn thận:
– Giữ ấm cơ thể cho con.
– Cho con uống nhiều nước, có thể là súp, nước hoa quả.
– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho con bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
– Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bố mẹ: “Viêm phế quản ở trẻ bao nhiêu lâu thì khỏi?”. Để con mau khỏi bệnh, bố mẹ hãy đưa con đi khám và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.