Chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi niệu quản có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Điều trị sỏi niệu quản cần thực hiện kịp thời để nhanh chóng giải quyết tắc nghẽn, ngăn chặn sớm biến chứng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng cấp độ bệnh.

1. Thông tin chung về bệnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là bệnh lý được hình thành chủ yếu do sỏi thận rơi xuống đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang hay còn gọi là niệu quản. Sỏi có thể nằm tại một hoặc hai ống niệu quản của người bệnh. Sỏi cũng có thể nằm tại các đoạn khác nhau của niệu quản như đoạn niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới. 

Đường kính của ống niệu quản có kích thước nhỏ, vậy nên sỏi rất dễ mắc kẹt tại niệu quản và gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu đổ từ thận xuống bàng quang. Từ đó người bệnh dễ gặp triệu chứng đau quặn thận tại bên có sỏi. Tiến triển xa hơn nếu không phát hiện và điều trị sỏi kịp thời người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu như: Giãn đài bể thận, giãn niệu quản đoạn trên sỏi, nước tiểu đẩy ngược dòng vào thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận cấp tính, suy thận mạn tính… 

Chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh

Sỏi niệu quản có thể gây ra hàng loạt triệu chứng bệnh như: Đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần…

2. Chỉ định thực hiện điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh

2.1 Chỉ định điều trị sỏi niệu quản giai đoạn kích thước <10mm

Sỏi niệu quản có kích thước dưới 5mm có thể di chuyển ra ngoài theo dòng nước tiểu. Tuy nhiên thời gian sỏi di chuyển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí sỏi (sỏi niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa, ⅓ dưới), chức năng thận, mức độ thông thoáng đường tiết niệu, quá trình nạp và bài tiết nước tiểu… 

Khi sỏi nằm trong khoảng từ 5mm đến 10mm khả năng tự di chuyển ra bên ngoài có khả năng thấp. Kết hợp với hình dạng bề mặt sỏi nhẵn, chức năng thận tốt, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa sử dụng thuốc.

Quá trình sử dụng thuốc sẽ được theo dõi trong 1 liệu trình khoảng từ  4 đến 6 tuần. Người bệnh kết hợp sử dụng thuốc và uống nhiều nước với mục đích giảm cơn đau, chống co thắt, lợi tiểu, kháng viêm để dễ dàng giúp sỏi theo dòng nước tiểu đi ra ngoài.   

Chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh

Trước khi xác định phương pháp điều trị sỏi tiết niệu, bệnh nhân sẽ được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết

2.2 Chỉ định điều trị sỏi niệu quản giai đoạn kích thước >10mm

Trong trường hợp sỏi niệu quản đã đạt đến kích thước từ 10mm trở lên, tình trạng sỏi lúc này khó có thể tự di chuyển ra bên ngoài theo dòng nước tiểu. Hoặc sỏi niệu quản kích thước dưới 10mm không tự bài xuất hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa. Can thiệp điều trị ngoại khoa là cần thiết cho mỗi người bệnh. Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị ngoại khoa phù hợp. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay được sử dụng phổ biến gồm có:

Tán sỏi ngoài cơ thể

– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ

– Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi.

Chi tiết phương pháp tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể

Chỉ định điều trị đối với sỏi niệu quản trên sát bể thận kích thước <10mm. Bệnh nhân yêu cầu đảm bảo không đang mang thai, thận hoạt động ổn định, đường tiết niệu thông thoáng.

Với phương pháp này sỏi sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng sóng điện từ chiếu từ bên ngoài da vùng hông lưng bên có sỏi, dưới định vị của X-Quang. Sau những lần sóng tác động vào sỏi, sỏi sẽ vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, và di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài cơ thể trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân hoàn toàn không có vết rạch mổ nhưng vẫn đảm bảo sạch sỏi.

Chi tiết phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

Chỉ định điều trị cho sỏi niệu quản đoạn ⅓ giữa và ⅓ dưới. Người bệnh cần đảm bảo không có tình trạng hẹp hay gấp khúc niệu quản, niệu đạo không đưa được máy nội soi vào. Bệnh nhân không có rối loạn đông máu, không có chống chỉ định với gây mê hồi sức. 

Với kỹ thuật nội soi ngược dòng được sử dụng trong tán sỏi nghĩa là đưa máy nội soi ngược từ niệu đạo vào bàng quang lên niệu quản. Sau khi xác định được viên sỏi sẽ sử dụng năng lượng laser để tác động phá vỡ sỏi thành vụn và hút gắp ra ngoài.

Chỉ định thực hiện điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser mang lại hiệu quả cao cho người bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo

Chi tiết phương pháp tán sỏi niệu quản qua da đường hầm nhỏ

Chỉ định điều trị đối với sỏi niệu quản >15mm. Bệnh nhân yêu cầu không có mạch máu bất thường ở thận, không có chống chỉ định gây mê hồi sức và rối loạn đông máu.

Sỏi sẽ được loại bỏ thông qua đường hầm nhỏ bằng cách tạo 1 vết rạch trên da khoảng 5mm. Dưới hướng dẫn của siêu âm, thông qua vết rạch sẽ dùng kim chọc và nong dần dần một đường hầm vào thận có đường kính khoảng 6mm đưa được ống nội soi vào để thao tác bắn phá sỏi. Sỏi cũng sẽ được làm vỡ vụn bằng nguồn năng lượng laser và hút gắp ra ngoài thông qua đường hầm vào thận.

Chi tiết phương pháp mổ mở lấy sỏi niệu quản

Là phương pháp ít được sử dụng hiện nay, là cách cuối cùng được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu do vết mổ lớn, thời gian phục hồi lâu. Vì thế nên mổ mở lấy sỏi sẽ chỉ áp dụng cho trường hợp sỏi niệu quản phức tạp, người bệnh mắc sỏi đã điều trị bằng các phương pháp kể trên nhưng thất bại. 

Tóm lại để xác định chính xác phương pháp điều trị sỏi niệu quản cho bản thân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của y học công nghệ cao, người bệnh có thể yên tâm điều trị sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu nhanh chóng, ít đau, ít xâm lấn, không mất sức, mà vẫn đạt hiệu quả cao bằng các kỹ thuật tán sỏi tân tiến.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital