Tìm hiểu về nội soi niệu quản ngược dòng

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Nhiều bệnh nhân sỏi niệu quản được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi ngược dòng, tuy nhiên người bệnh vẫn chưa nắm được thông tin về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến người bệnh những điều cơ bản cần nắm được về nội soi niệu quản ngược dòng.

1. Bệnh sỏi niệu quản và những thông tin cần biết

1.1 Sỏi niệu quản và nguyên nhân hình thành

Niệu quản được coi là “đường ống” dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gồm niệu quản phải và niệu quản trái. Kết cấu của niệu quản hẹp dài, người trưởng thành thường dài từ 25 – 30 cm. Sỏi có thể hình thành từ thận và trôi theo dòng nước tiểu xuống niệu quản hoặc tự hình thành với các lắng đọng khoáng chất từ nước tiểu.

Sỏi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong niệu quản, thường gặp nhất trong 3 vị trí chít hẹp bất thường của niệu quản:

– Đoạn nối thận với niệu quản hay sỏi niệu quản 1/3 trên.

– Đoạn nối niệu quản với bàng quang hay sỏi niệu quản 1/3 dưới

– Đoạn niệu quản nằm ở trước động mạch chậu hay sỏi niệu quản 1/3 giữa.

Thường sỏi niệu quản chỉ có một viên. Tuy nhiên cũng có trường hợp niệu quản tích tụ nhiều viên và tạo thành một chuỗi.  Tình trạng này kéo dài dẫn tới niệu quản ở nơi có sỏi thường viêm dính dày hơn, phía dưới nơi có sỏi thường bó hẹp lại và phía trên nơi có sỏi thường giãn to ra.

Khi sỏi mới xuất hiện, người bệnh sẽ không phát hiện ra nhiều triệu chứng bất thường, người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng của sỏi niệu quản với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có tỉ lệ điều trị thành công cao và hạn chế nguy cơ biến chứng.

nội soi niệu quản ngược dòng

Sỏi niệu quản hình thành do sỏi từ thận xuống hoặc tích tụ từ các khoáng chất trong nước tiểu

1.2 Cảnh báo biến chứng của bệnh sỏi niệu quản

Một số triệu chứng người bệnh thường gặp khi mắc sỏi niệu quản có thể kể đến như: đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu đục và mùi hôi…

Ngoài ra, nếu để tình trạng sỏi kéo dài hoặc sỏi phát triển về kích thước, có thể dẫn đến một số nguy cơ như:

Ứ nước ở thận gây giãn đài bể thận: Viên sỏi chặn đường di chuyển của nước tiểu khiến nước tiểu không thể xuống bàng quang, ứ đọng lại tại niệu quản hoặc ngược dòng về thận. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị giãn đài bể thận, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Viêm nhiễm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển trong niệu quản dẫn tới tổn thương niêm mạc niệu quản. Nước tiểu bị tắc nghẽn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới ứ mủ, viêm tiết niệu. Người bệnh viêm tiết niệu có thể gặp phải các biểu hiện như: sốt cao, ớn lạnh, đau thắt lưng…

Suy thận cấp và mạn tính: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn tới suy thận. Tế bào thận bị tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi và rất khó để điều trị, đồng thời rất tốn kém chi phí.

2. Tìm hiểu về nội soi sỏi niệu quản ngược dòng tán sỏi

2.1 Nội soi niệu quản lội ngược dòng là gì?

Bởi những triệu chứng khó lường và biến chứng mà sỏi niệu quản mang lại, người bệnh nên điều trị sớm để loại bỏ sỏi, tránh để lâu dài dẫn tới nhiều nguy cơ. Nội soi niệu quản ngược dòng để tán sỏi là phương pháp được đánh giá điều trị sỏi niệu quản hiệu quả và an toàn, được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn để điều trị.

Phương pháp này mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị truyền thống. Phương pháp này được thực hiện bằng cách luồn ống nội soi từ niệu đạo, qua bàng quang đến niệu quản sau đó sẽ tiếp cận và tán vỡ viên sỏi bằng laser rồi lấy mảnh vụn ra ngoài; người bệnh sẽ hoàn toàn không phải can thiệp “dao kéo”, không chảy máu và không phẫu thuật nên sẽ không có cảm giác đau đớn. Đồng thời, sau điều trị 24h, người bệnh có thể xuất viện về nhà ngay.

nội soi niệu quản ngược dòng

Bác sĩ tiến hành tán sỏi nội soi ngược dòng niệu quản cho bệnh nhân

Bên cạnh đó, với phương pháp tán sỏi, người bệnh có thể bảo vệ chức năng niệu quản và các cơ quan lân cận, bởi tán sỏi nội soi ngược dòng không hề gây ảnh hưởng sau điều trị, đồng thời, cũng ít trường hợp xảy ra biến chứng.

2.2 Nội soi niệu quản lội ngược dòng được thực hiện như thế nào?

Nội soi niệu quản ngược dòng áp dụng với sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không áp dụng cho các trường hợp sau:

– Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc mắc chứng máu khó đông

– Người bệnh không thể gây mê hồi sức

– Người bệnh đang bị viêm đường niệu chưa khỏi hẳn

– Phụ nữ đang có thai

– Người bệnh bị các bệnh lý nền như: tim mạch, suy thận…

Quá trình người bệnh điều trị nội soi niệu quản thường diễn ra trong 35 – 60 phút. Trong thời gian này, người bệnh sẽ được điều trị với ekip với chuyên môn cao, điều trị với . Cụ thể quy trình người bệnh tán sỏi niệu quản ngược dòng như sau:

– Sau khi thăm khám để xác định tình trạng sỏi và tình trạng cơ thể ổn định, đủ điều kiện điều trị tán sỏi, người bệnh sẽ được đưa vào phòng tán sỏi vô khuẩn. Sau đó được hướng dẫn nằm tư thế sản khoa và gây mê hoặc gây tê toàn thân.

nội soi niệu quản ngược dòng

Người bệnh được đặt nằm tư thế sản khoa trong quá trình điều trị nội soi tán sỏi ngược dòng

– Sau đó, từ niệu đạo của bệnh nhân, bác sĩ luồn ống nội soi đi qua bàng quang, đến niệu quản. Ở đầu của ống nội soi gắn camera và phóng lớn hình ảnh và truyền ra màn hình, bác sĩ sẽ dựa vào màn hình này để thao tác dễ dàng hơn.

– Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng dây dẫn laser tán vỡ viên sỏi, sau đó lấy các mảnh vụn ra ngoài qua dụng cụ ở đầu dây.

– Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt một Sonde JJ từ thận xuống bàng quang để lưu thông dòng nước tiểu để hỗ trợ bệnh nhân đi tiểu dễ dàng. Dụng cụ này sẽ được tháo khi bác sĩ chỉ định. Như vậy, quá trình tán sỏi nội soi ngược dòng đã kết thúc.

2.3 Phương nội soi ngược dòng niệu quản tán sỏi hiệu quả cao không?

Đối với các phương pháp tán sỏi công nghệ cao nói chung và tán sỏi nội soi ngược dòng nói riêng thường đem lại hiệu quả cao. Tỉ lệ sạch sỏi của tán sỏi rất cao, người bệnh cũng không gặp biến chứng sau điều trị. Đây là ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ mở truyền thống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital