Thời tiết thay đổi trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Dưới đây là một vài thông tin cha mẹ cần biết: những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ để có các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Menu xem nhanh:
Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ
Ho nhiều và thở nhanh là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ. Khi phổi của trẻ bị viêm, sự trao đổi oxy trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn, trẻ thường phản ứng lại bằng cách tăng cường nhịp thở để bù đắp lại tình trạng thiếu oxy.
- Khi trẻ bị ho cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của trẻ
Quan sát nhịp thở khi trẻ đang nằm yên hoặc trẻ đang ngủ, không nên thực hiện vào lúc trẻ đang quấy khóc. Hãy đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút. Ở mỗi độ tuổi dấu hiệu nhận biết lại khác nhau, ví dụ như đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi, nếu thở từ 40 lần trở lên; đối với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi nhịp thở sẽ từ 50 lần trở lên.
Trẻ thở phát ra một tiếng động bất thường nào đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
Sự co rút tại lồng ngực: có thể bế trẻ nằm ngang trong lòng mẹ hoặc bạn có thể đặt trẻ nằm trên giường. Nếu thấy trẻ co rút lồng ngực điều đó chứng tỏ trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ Nhi khoa thăm khám càng sớm càng tốt.
Trẻ nhỏ dễ bị viêm phổi vì cha mẹ ủ ấm quá kỹ
Khi mùa đông tới rất nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng cần phải ủ thật ấm cho trẻ, vì thế cho trẻ mặc thêm rất nhiều quần áo. Thế nhưng đây lại là một việc làm sai lầm vì thân nhiệt của trẻ không giống như của người lớn, trẻ có thể cảm nhận nhiệt độ nóng hay lạnh nhanh hơn.
- Trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm phổi vì cha mẹ ủ ấm quá kĩ
Bên cạnh đó, đa số trẻ đều có tính hiếu động, thích chạy nhảy vì thế rất dễ toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh. Vì thế nếu mặc quần áo quá ấm cho trẻ có thể khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn, cùng với đó nguy cơ cảm lạnh cũng như viêm phổi cũng tăng lên theo.
Thế nên các bố mẹ chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm là được, lựa chọn quần áo phù hợp để trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, không bị lạnh nhưng vẫn có thể hoạt động thoải mái.
Chăm sóc khi trẻ bị viêm phổi
Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Trẻ sẽ được trang bị hệ đề kháng khỏe mạnh
- Chủ động phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Hạn chế cho trẻ ăn, uống đồ lạnh như các loại kem, nước lạnh
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Giữ ấm nhiệt độ phòng vào mùa đông và không để phòng quá lạnh vào mùa hè.
Cho trẻ chơi trong phòng thoáng gió để tránh ra mồ hôi
Lau khô mồ hôi cho trẻ sau khi chơi và trước khi tắm cho trẻ
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có độ thấm hút tốt để thấm mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo vừa phải đủ ấm cho mùa đông không nên mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ ra mồ hôi.
Không để trẻ chơi gần nơi nhiều khói, bụi
Không cho trẻ tắm/ngâm nước quá lâu dễ khiến trẻ bị cảm lạnh
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
Cách ly trẻ với những người bị nhiễm cúm, lao phổi để tránh bị lây nhiễm
Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được kiểm tra theo dõi phát hiện kịp thời những bất thường hệ hô hấp và điều trị đúng cách.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả.