Viêm phổi trẻ em – Bệnh nguy hiểm, cha mẹ không nên chủ quan

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm phổi trẻ em là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan điều trị bệnh tại nhà cho trẻ mà nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

1. Viêm phổi trẻ em là bệnh gì?

Vào thời điểm giao mùa, virus, vi khuẩn và ký sinh trùng… thường phát triển mạnh mẽ cùng với khói bụi, ô nhiễm khiến cơ thể con người bị các bệnh về đường hô hấp. Viêm phổi là một loại bệnh thuộc về đường hô hấp với biểu hiện chính là nhiễm trùng phổi khiến cơ thể khó hít thở oxy.

Viêm phổi là bệnh về đường hô hấp, gây ra hiện tượng nhiễm trùng phổi khiến cơ thể khó hít thở oxy

Viêm phổi là bệnh về đường hô hấp, gây ra hiện tượng nhiễm trùng phổi khiến cơ thể khó hít thở oxy

Bệnh do nhiều chủng virus, vi khuẩn gây nên những nguy hại tới sức khỏe con người, nhất là chủng Streptococcus (phế cầu khuẩn). Viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus có thể lây khi tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc chạm phải những đồ vật chứa mầm bệnh. Trái lại, viêm phổi do nấm thì chỉ lây nhiễm qua môi trường hoặc không khí nơi con người sinh sống.

Có 2 dạng bệnh viêm phổi trẻ em thường thấy là:

– Bệnh viêm phổi thùy: Bệnh gây ra hiện tượng viêm nhiễm ở nhu mô phổi của trẻ. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng viêm ống phế nang, túi phế nang hoặc viêm phế quản.

– Bệnh viêm phổi phế quản (viêm phế quản): Bệnh gây ra hiện tượng viêm, nhiễm trùng cấp lan ra ở phế quản, phế nang phổi và mô kẽ của trẻ nhỏ.

Bệnh viêm phổi diễn ra mọi đối tượng nhưng trẻ em, đặc biệt là dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất do hệ hô hấp còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đây là căn bệnh lây lan rất nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

2. Biểu hiện và biến chứng của bệnh viêm phổi trẻ em

2.1. Biểu hiện bệnh viêm phổi trẻ em

Bệnh viêm phổi phổ biến ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu. Biểu hiện mà các phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra ở những trẻ mắc bệnh viêm phổi là:

– Trẻ thở rít, khò khè, khó khăn do phổi bị virus xâm nhập làm giảm hiệu quả hô hấp.

– Ho khan hoặc ho có đờm màu vàng, nhiều trường hợp trong đờm có máu;

– Xuất hiện tình trạng đau tức lồng ngực, đau bụng;

– Tim đập loạn nhịp gây ra biểu hiện mặt đỏ, quấy khóc;

– Sốt cao trên 39 độ C kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, uể oải;

– Các chi mất hết sức lực do lượng oxy nạp vào cơ thể không đủ;

– Cha mẹ thường xuyên thấy trẻ đổ mồ hôi khắp người, cơ thể run rẩy.

– Bé bỏ bữa, chán ăn, đôi khi nôn ói.

– Môi và móng tay bé tái nhợt do khó thở, tim đập nhanh…

Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ cha mẹ lên lưu ý

Biểu hiện bệnh viêm phổi trẻ em cha mẹ lên lưu ý

2.2. Biến chứng bệnh viêm phổi ở trẻ

Dù được cảnh báo là bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ nhưng nhiều cha mẹ vẫn chủ quan không đưa con đi thăm khám và điều trị sớm khiến bệnh của trẻ trở nặng và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng:

– Nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn ở trẻ. Biến chứng ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng với trẻ và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

– Tràn mủ màng phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm khiến trẻ khó thở, bạch cầu tăng cao và kháng thuốc.

– Viêm màng não gây nên hiện tượng não tổn thương, rối loạn thần kinh và có thể là tổn thương vĩnh viễn.

– Tràn dịch màng tim và trụy tim có thể khiến trẻ tử vong chỉ trong thời gian ngắn nếu không được chữa trị kịp thời.

– Một số những biến chứng khác như viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc hay viêm khớp… trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan không đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị

Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan không đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị

Việc can thiệp bằng các biện pháp y khoa chuyên sâu là vô cùng cần thiết để làm giảm tình trạng bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ.

3. Điều trị viêm phổi cho trẻ thế nào?

3.1. Chẩn đoán bệnh

Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám, xét nghiệm… để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ.

Các xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm phổi thường là:

Xét nghiệm máu;

– Xét nghiệm nước tiểu;

– Chụp X-Quang ngực;

– Nuôi cấy đờm;

– Đo mức độ bão hòa oxy mạch;

– Nội soi phế quản…

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh viêm phổi trẻ em bằng nhiều phương pháp

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh viêm phổi ở trẻ bằng nhiều phương pháp

3.2. Các phương pháp điều trị

Khi xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Cụ thể:

– Trẻ mắc viêm phổi do vi khuẩn gây ra được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

– Trẻ mắc viêm phổi do virus không cần dùng tới kháng sinh nhưng phải nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ.

– Trẻ mắc viêm phổi do nấm sử dụng thuốc chống nấm để đẩy lùi bệnh tiến triển.

– Các hiện tượng viêm phổi trẻ em như sốt cao sẽ được bác sĩ kê thuốc hạ sốt.

– Một số trường hợp có thể được kê thuốc giảm đau.

– Bệnh viêm phổi nặng có thể can thiệp bằng các biện pháp y khoa chuyên sâu hơn.

Bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị và trao đổi cụ thể với cha mẹ

Bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị và trao đổi cụ thể với cha mẹ

3.3. Chăm sóc tại nhà

Với mức độ bệnh không quá nặng, sau khi khám, trẻ có thể điều trị ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ. Khi đó, cha mẹ nên:

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh với liều lượng và cách thức như chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ đã uống thuốc theo chỉ định nhưng vẫn không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ quay trở lại bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

– Vỗ lưng giúp bé long đờm, giảm khó thở, ho kéo dài. Nên vỗ trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ 30 phút để tránh khiến trẻ nôn trớ.

– Hướng dẫn bé ho đúng cách để đẩy đờm ra khỏi phổi, giúp đường thở thông thoáng hơn.

– Cho trẻ uống đủ nước hằng ngày để tránh mất nước và làm loãng chất nhầy trong phổi trẻ.

– Kiểm tra tình trạng bệnh của con trẻ thường xuyên từ 2-3 lần trong ngày để có thể chủ động kiểm soát tình hình.

Cho trẻ uống thuốc điều trị viêm phổi đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Cho trẻ uống thuốc điều trị viêm phổi đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bệnh chuyển biến trở nặng, việc mà các bậc phụ huynh cần làm chính là đưa trẻ tới viện để được can thiệp bằng các phương pháp y khoa chuyên sâu hơn.

4. Phòng bệnh viêm phổi trẻ em tái phát

Các phương pháp bao gồm trị bệnh tại nhà và đưa trẻ tới cơ sở y tế điều trị sẽ giúp bệnh thuyên giảm và khỏi. Tuy nhiên, quãng thời gian trẻ mới khỏi bệnh hoặc là vào lúc giao mùa, trời trở, sức đề kháng của trẻ yếu đi, cha mẹ nên bảo vệ trẻ đúng cách để bệnh viêm phổi không tái phát trở lại bằng cách:

– Tiêm vắc xin phòng các bệnh về đường hô hấp ở trẻ: Vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu – tác nhân chính gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ; vắc xin phòng vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis và vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B khi trẻ được 2 tháng tuổi; vắc xin phòng bệnh cúm mùa, bệnh sởi…

– Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người để bảo vệ trẻ tránh khỏi nhiễm trùng đường hô hấp.

– Cho trẻ súc miệng hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, khoang miệng giúp khai thông đường thở.

– Người lớn cần tránh hút thuốc ở khu vực gần trẻ bởi trong thuốc lá có rất nhiều chất độc có hại cho sức khỏe đường hô hấp của trẻ nhỏ.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Cha mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu qua thực phẩm lành mạnh.

– Vệ sinh không gian sống thường xuyên nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân có hại tới sức khỏe trẻ nói riêng và các thành viên khác trong gia đình nói chung.

Khám sức khỏe định kỳ để cha mẹ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ và có những biện pháp khắc phục kịp thời nếu con có dấu hiệu bị bệnh.

Cha mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để có thể chủ động phòng, tránh các bệnh về đường hô hấp

Cha mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để chủ động nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ

Bệnh viêm phổi trẻ em ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe hệ hô hấp và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức để nhận biết dấu hiệu bệnh và chủ động đưa con tới thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế để đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital