Viêm tai giữa có thể nói là một trong những bệnh lý phổ biến nhất đối với trẻ em. Đặc biệt trong thời điểm giao mùa có thể là “cao điểm” phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng, viêm tai giữa có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, phụ huynh nên trang bị thêm kiến thức về cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em để có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ mắc bệnh.
Vậy cần điều trị viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào để mau cải thiện các triệu chứng của bệnh, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại virus, vi khuẩn sinh sôi ở tai hoặc các yếu tố bên ngoài môi trường tác động. Viêm tai giữa được chia làm 2 dạng: Viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
Sở dĩ, bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em là do các nguyên nhân như:
– Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó không đủ sức để lại chống lại các virus, vi khuẩn xâm nhập
– Cấu trúc tai của trẻ em chưa hoàn chỉnh, ống thính giác của trẻ cũng ngắn hơn so với người lớn nên rất dễ bị tắc. Tai trong của trẻ thường được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Thông thường, ống thính giác sẽ mở ra và cho phép các chất lỏng cũng như tạp chất thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi ống thính giác bị đóng đồng nghĩa với việc các chất thải không thoát được ra ngoài. Lúc này, vi khuẩn sẽ bị kẹt lại ở bên trong tai và gây nhiễm trùng.
– Viêm tai giữa cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý về tai mũi họng như: Viêm xoang, viêm họng, viêm VA, viêm amidan…
2. Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Một số triệu chứng viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em có thể bao gồm:
– Trẻ bị sốt cao, có khi lên tới 39 độ C
– Trẻ bỏ ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng
– Đau và nhức tai
Đau và nhức ở tai là biểu hiện viêm tai giữa phổ biến nhất mà trẻ thường hay gặp phải. Bên cạnh đau, nhức tai, phụ huynh cần chú ý nếu con có thêm những biểu hiện như: Quấy khóc liên tục, tai chảy mù, hay lấy tay dụi vào tai. Tuy vậy, với biểu hiện đau, nhức tai thì việc kiểm tra là rất khó bởi lỗ tai của trẻ thường nhỏ và hẹp. Để chắc chắn hơn thì phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và chẩn đoán.
Viêm tai giữa khiến cho trẻ gặp những vấn đề như: Đi ngoài phân lỏng, đờm, dịch
– Một số triệu chứng khác
Bên cạnh đó, trẻ bị viêm tai giữa cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như: Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài, đau đầu, đau tai, suy giảm thính lực hoặc trở nên kém phản ứng với âm thanh…
3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em thế nào?
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em có thể biến mất sau khoảng vài ngày nếu như được xử lý đúng cách.
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ chủ yếu là sử dụng thuốc với các bước tiến hành như sau:
3.1 Giảm đau, hạ sốt
Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol. Phụ huynh lưu ý cần chườm ấm đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để trẻ nhanh hạ sốt.
3.2 Dùng thuốc kháng sinh
Tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ mắc bệnh mà bác sĩ có những chỉ định sử dụng kháng sinh khác nhau. Các loại kháng sinh thường được sử dụng có thể kể đến:
Amoxicillin, azithromycin…
Lưu ý các trường hợp sau có thể phải sử dụng kháng sinh có tác dụng và liều lượng mạnh hơn:
– Triệu chứng sốt, quấy khóc không được cải thiện mặc dù đã sử dụng kháng sinh
– Trẻ dùng kháng sinh amoxicillin nhưng không có hiệu quả
– Trẻ có tiền sử dị ứng với amoxicillin
Trường hợp trẻ xuất hiện thêm triệu chứng chảy mủ tai, phụ huynh cần lưu ý làm sạch tai và không được bịt tai của trẻ lại để dịch mủ được thoát ra ngoài.
Lưu ý các phương pháp điều trị kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.
4. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa thế nào?
Chế độ chăm sóc là một trong những yếu tố giúp trẻ có thể phục hồi nhanh chóng. Khi trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp như:
4.1. Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên
– Vệ sinh tai
Làm sạch tai nếu trẻ bị chảy mủ, có thể dùng bông để lau nhẹ nhàng, tránh lau quá sâu khiến tai trẻ bị tổn thương. Lưu ý tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ.
– Vệ sinh mũi
Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày.
– Vệ sinh họng
Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối, với trẻ sơ sinh thì có thể rơ lưỡi để lau sạch bề mặt của lưỡi.
4.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là một trong những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa. Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều và cảm giác ngon miệng hơn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ uống nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú nhiều hơn bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tuân thủ chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc không được kê trong đơn có thể khiến tình trạng viêm tai giữa của trẻ diễn ra nặng hơn.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bậc phụ huynh đã được trang bị kiến thức hữu ích về điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Khoa Nhi-Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được đánh giá là một trong những khoa uy tín nhất bệnh viện. Không chỉ là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa từng làm việc tại các bệnh viện lớn và có nhiều năm kinh nghiệm, khoa Nhi Thu Cúc còn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất bằng việc trang bị máy móc và những thiết bị hiện đại, tân tiến nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, Khoa Nhi còn chủ động phối hợp với hầu hết các chuyên khoa khác thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, giúp phát hiện chính xác, chẩn đoán đúng bệnh lý ở trẻ và đưa ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao cho bé yêu.