Giải đáp có nên tự điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ không

Tham vấn bác sĩ

Có nên tự mua thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ không hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh. Đừng bỏ qua bài viết viết dưới đây để hiểu hơn về viêm tai giữa ở trẻ và được giải đáp chi tiết thắc mắc trên nhé.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ mắc viêm tai giữa

1.1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tai giữa ở trẻ

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng phần tai giữa xảy ra nhiễm trùng, gây nên các triệu chứng như: sưng, đau, chảy dịch, sốt… Nhiều số liệu thống kê chỉ ra rằng, hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi đều mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần. Vì thế, đây là căn bệnh rất phổ biến ở đối tượng trẻ em.

Bệnh viêm tai giữa được chia làm 3 loại, tương ứng với 3 mức độ nhiễm trùng khác nhau:

– Viêm tai giữa cấp tính: thường là một hệ quả của nhiễm trùng đường hô hấp trên, do bị rối loạn chức năng vòi nhĩ.

– Viêm tai giữa ứ dịch: có nguy cơ xuất hiện cao sau khi trẻ đã khỏi viêm tai giữa cấp tính. Với trường hợp này, các dấu hiệu cấp tính gần như đã hết nhưng bên trong tai giữa vẫn còn ứ dịch, gây viêm tiết dịch. Dịch ứ bên trong tai có thể là thanh dịch, dịch nhày hay keo dính.

Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây viêm tai giữa ở đối tượng trẻ em. Trong đó, vi khuẩn và virus là hai tác nhân gây viêm tai giữa phổ biến nhất. Trẻ em khi bị vi khuẩn, virus tấn công vào tai giữa sẽ khiến bộ phận này bị viêm, chảy dịch vàng hoặc xuất hiện mủ trong tai.

Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị mắc viêm tai giữa vì một số nguyên nhân dưới đây:

– Bé ốm, cảm lạnh khiến đờm, dịch mũi bị lây sang tai và gây viêm tai giữa;

– Bé bị dị ứng với thời tiết hay thức ăn cũng có thể gây nên bệnh lý viêm tai giữa;

– Polyp bên trong tai che lấp phần tai giữa nên gây hiện tượng nhiễm trùng, viêm;

– Bé bị nước vào tai nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc trẻ không được vệ sinh tai đúng cách;

– Trẻ nhỏ bú mẹ ở tư thế nằm khiến sữa sặc lên mũi và tai, tiềm ẩn nguy cơ gây viêm tai giữa cao;

– Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi hay khỏi thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.

1.2. Các dấu hiệu ban đầu giúp nhận biết bệnh viêm tai giữa

Dựa vào các dấu hiệu đặc trưng ban đầu, phụ huynh có thể nghi ngờ và phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Nhờ đó, bệnh của bé có cơ hội được điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một số dấu hiệu ban đầu thường gặp khi bé mắc viêm tai giữa gồm:

– Trẻ có triệu chứng hơi đau tai, khả năng nghe có thể kém hơn bình thường, khi bố mẹ ấn vào vùng tai hay vành tai trẻ sẽ đau nhiều, thậm chí khóc thét;

– Các bé nhỏ, trẻ sơ sinh có thể trở nên cáu kỉnh, khó ngủ hơn ngày thường;

– Trẻ có thể bị sốt, nôn trớ hay xuất hiện tiêu chảy;

– Khi soi tai sẽ thấy màng nhĩ bị đỏ.

2. Trẻ mắc viêm tai giữa có thể tự điều trị tại nhà hay không?

Hiện nay, nhiều phụ huynh khi thấy con xuất hiện triệu chứng bất thường về tai đã tự mua thuốc để điều trị bệnh cho bé. Đây là cách xử trí không thật sự đúng đắn, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe của trẻ.

Trẻ nghi mắc viêm tai giữa nên được đi khám bác sĩ để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp

Trẻ nghi mắc viêm tai giữa nên được đi khám bác sĩ để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp

Như đã khẳng định, trẻ mắc viêm tai giữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc trị bệnh cho bé cần phải đúng nguyên nhân thì mới cho hiệu quả tối ưu, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Trường hợp uống sai thuốc điều trị, bệnh của trẻ chẳng những lâu khỏi mà còn có thể biến chứng khôn lường:

– Tự ý mua oxy già nhỏ tai cho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm như: bong lớp biểu bì bảo vệ da trên ống tai của bé, làm chậm lành vết thương ở tai, gây chít hẹp ống tai ngoài hay làm suy giảm khả năng nghe của tai.

– Tự ý rắc kháng sinh vào tai trẻ khi thấy cửa tai trẻ chảy nhiều nước có thể gây bít tắc đường dẫn lưu dịch. Hệ quả khiến dịch viêm không được đẩy ra ngoài, biến chứng viêm xương chũm hay thậm chí dẫn tới chiến chứng nội sọ.

Như vậy, trẻ mắc viêm tai giữa cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phụ huynh cũng nên cho bé mắc bệnh được điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa bệnh chuyển nặng gây nhiều rủi ro sức khỏe như: thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, viêm màng não ảnh hưởng khả năng nghe, áp xe não…

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao. Bệnh khi tái sẽ nhanh bội nhiễm, gây tổn hại nhiều tới sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất trẻ viêm tai giữa nên được điều trị bệnh dứt điểm và nâng cao biện pháp phòng bệnh sau đó.

3. Khi nào cần cho trẻ viêm tai giữa đi khám bác sĩ?

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý rất thường gặp. Thông thường, các triệu chứng khó chịu ở trẻ mắc viêm tai giữa chỉ kéo dài khoảng 24 giờ rồi sẽ giảm dần. Trường hợp quan sát thấy các triệu chứng khó chịu của bé không giảm hoặc có chiều hướng gia tăng thì phụ huynh cần cho bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng dịch tai chảy nhiều, dịch tai chảy ra có mùi, có chứa máu, mủ hoặc dịch trong suốt, phụ huynh cũng cần cho bé đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ kịp thời nếu cần.

4. Những điều cần chú ý khi điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ

4.1. Cho trẻ viêm tai giữa uống thuốc đúng và đủ liều bác sĩ chỉ định

Sau khi trẻ đã được bác sĩ khám, kê đơn thuốc điều trị, phụ huynh cần phối hợp cho bé uống thuốc đúng và đủ liều nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Nhiều trường hợp phụ huynh quên cho bé uống thuốc có thể khiến thời gian điều trị bệnh của con kéo dài hơn. Hay như trường hợp phụ huynh thấy con gần như khỏi hẳn nên cho dừng thuốc sớm khi chưa đủ liều. Điều này có thể tăng nguy cơ bệnh tái lại hoặc là nguyên nhân gây kháng kháng sinh ở trẻ sau này (nếu đơn thuốc của bé có kháng sinh).

4.2. Chú ý vệ sinh và chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm giữa

Bé mắc bệnh viêm tai giữa cần được vệ sinh tai đúng cách mỗi ngày

Bé mắc viêm tai giữa cần được vệ sinh tai đúng cách mỗi ngày

Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ viêm tai giữa, phụ huynh cần lưu ý hơn tới vấn đề về sinh và dinh dưỡng bổ sung cho bé mỗi ngày. Nếu bé xảy ra tình trạng chảy dịch mủ, phụ huynh có thể dùng tăm bông thấm bỏ thật nhẹ nhàng. Tuyệt đối không đưa tăm bông để ngoáy sâu vào bên trong gây đau và tổn thương tai bé. Phụ huynh có thể dùng thêm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé, ngừa viêm mũi. Thức ăn của bé nên được chế biến dạng mềm, lỏng để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa, đồng thời giảm áp lực hoạt động nhai, nuốt có thể gây đau vùng tai của bé.

Trên đây là giải đáp có nên tự điều trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ tại nhà không. Hy vọng bài viết đã mang tới bạn thông tin hữu ích để hiểu hơn về viêm tai giữa ở trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital