Giải đáp viêm tai giữa mạn tính ở trẻ khác gì viêm tai giữa cấp 

Tham vấn bác sĩ

Bệnh viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em khác gì nhau hiện là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Cùng Thu Cúc TCI giải đáp ngay sự khác biệt giữa hai bệnh lý viêm tai này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Những điểm khác nhau của bệnh viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại bộ phận tai giữa (khu vực ngay sau màng nhĩ) gây viêm, đau nhức tai và khó chịu cho trẻ. Hiện nay, bệnh viêm tai giữa được chia là 2 loại là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Dù có cùng tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hay nấm, song hai bệnh lý này cũng có nhiều điểm khác nhau.

viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không

Bệnh viêm tai giữa thể mạn tính và cấp tính ở trẻ có nhiều điểm khác nhau

1.1. Đặc điểm của bệnh viêm tai giữa mạn tính và cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh lý nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh viêm tai giữa khi xảy ra ở trẻ nhỏ thường có đặc điểm gồm:

– Bệnh thường xảy ra sau khoảng vài ngày trẻ bị mắc viêm họng hay cảm cúm.

– Bệnh diễn tiến nhanh với các triệu chứng như: tai sưng, đỏ, đau… Một số trẻ còn bị ảnh hưởng tới thính lực, tai khó nghe hơn bình thường.

– Trẻ có biểu hiện sốt, có dịch ở bên trong tai giữa.

– Khi nội soi tai của trẻ viêm tai giữa có thể phát hiện màng nhĩ bị thủng nhỏ.

– Bệnh là những đợt bùng phát ngắn, quá trình viêm viêm tai cấp tính này có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần, tùy trường hợp.

So với viêm tai giữa cấp tính, trẻ mắc viêm tai giữa thể mạn tính có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ hơn, nhưng thời gian lại kéo dài hơn. Đặc điểm của viêm tai giữa thể mạn tính ở trẻ gồm:

– Xảy ra khi bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ không được điều trị dứt dứt điểm, do đó, thể mạn tính được coi là giai đoạn nặng hơn của bệnh viêm tai giữa cấp tính.

– Trẻ mắc bệnh có thể không bị đau tai, không sốt nhưng thính lực bị giảm một cách rõ rệt.

– Tai của trẻ tiết ra các chất dịch liên lục, có mùi rất hôi.

– Trẻ có nguy cơ cao bị thủng màng nhĩ tai. Một số trẻ khi nội soi đã thấy màng nhĩ bị thủng rộng.

1.2. Thời gian điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính và cấp tính

Trẻ khi mắc viêm tai giữa cấp tính nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể hết bệnh sau 7 – 10 ngày điều trị. Một số trường hợp thời gian điều trị viêm tai cấp tính ở trẻ có thể kéo dài hơn tới khoảng 20 ngày.

So với thể cấp tính, thể mạn tính của bệnh viêm tai giữa cần thời gian điều trị kéo dài hơn, thường là trên 3 tháng.

Ngoài hai điểm khác biệt chính trên thì cách điều trị bệnh viêm tai thể mạn tính và cấp tính cũng có nhiều sự khác nhau. Song phác đồ cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh mà trẻ đang gặp phải.

2. 3 điều quan trọng nên biết khi điều trị viêm tai giữa thể cấp tính và mạn tính cho trẻ

2.1. Cho trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị với phác đồ phù hợp

Phụ huynh nên cho trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về tai đi khám bác sĩ chuyên khoa

Phụ huynh nên cho trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về tai đi khám bác sĩ chuyên khoa

Dù là viêm tai giữa cấp tính hay mãn tính thì khi mắc bệnh, trẻ đều cần được điều trị kịp thời. Đặc biệt với viêm tai giữa thể mạn tính, việc được điều trị càng muộn sẽ khiến các tổn thương xảy ra với tai trẻ càng nặng, thời gian điều trị càng kéo dài, đồng thời tiềm ẩn các biến chứng như: thủng màng nhĩ vĩnh viễn, tổn thương dây thần kinh gây biến chứng liệt mặt, áp xe não, viêm não, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng…

Xuất phát từ lý do trên, phụ huynh nên sớm cho trẻ mắc viêm tai giữa đi khám bác sĩ để được xác định bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như: chụp x quang, chụp CT cắt lớp, đo thính lực, nội soi tai… nhằm cho kết quả có độ chính xác cao. Dựa vào kết quả thu về, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, tối ưu nhất với tình trạng bệnh trẻ đang gặp phải.

Hiện nay, trẻ mắc viêm tai giữa thể cấp tính hay mạn tính đều có thể được điều trị với 2 cách phổ biến là bằng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.

2.2. Điều trị bằng thuốc

Trẻ viêm tai thể mạn tính có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính đều có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Với trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính ở mức thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên cho bé điều trị bằng thuốc. Một số thuốc hay được sử dụng điều trị trong trường hợp này như:

– Thuốc kháng sinh dạng uống nếu trẻ viêm tai do tác nhân vi khuẩn hoặc kháng sinh tiêm tĩnh mạch nếu trẻ xảy ra nhiễm trùng nặng.

– Thuốc nhỏ tai nếu trẻ viêm tai đã xuất hiện lỗ thủng trong màng nhĩ.

– Thuốc điều trị các bệnh về mũi, họng… đi kèm nếu có.

Ngoài ra trong thời gian uống thuốc điều trị, bác sĩ thường khuyến cáo phụ huynh nên vệ sinh tai cho trẻ đúng cách và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ để bệnh của trẻ nhanh phục hồi hơn.

2.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Với các trường hợp nặng không thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn phụ huynh nên cho trẻ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả nhanh và ngừa những biến chứng nguy hại tới sức khỏe của trẻ. Hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị cho trẻ viêm tai giữa thể cấp tính hay mạn tính gồm:

– Phẫu thuật đặt ống thông tai: đây là phương pháp bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt ống nhỏ chen qua màng nhĩ, nối từ tai ngoài vào tai giữa. Dựa vào đường ống này, dịch mủ ở tai giữa sẽ được dẫn ra bên ngoài, xử lý vấn đề nhiễm trùng tai trẻ đang gặp phải.

– Phẫu thuật để sửa chữa, thay thế xương nhỏ trong tai: đây là phương pháp áp dụng với trường hợp trẻ mắc viêm tai giữa có nhiễm trùng đã lan rộng và tiềm ẩn nguy cơ cao làm hỏng màng nhĩ. Với phương pháp này, trẻ viêm tai giữa sẽ được phẫu thuật để làm sạch triệt để các nhiễm trùng trong tai.

Trên đây là những điểm khác nhau về bệnh viêm tai giữa mạn tính và cấp tính ở trẻ em. Đồng thời, bài biết cũng đã gợi ý đến bạn đọc những điều cần lưu ý khi điều trị viêm tai giữa thể cấp tính và mãn tính cho trẻ, hy vọng đã mang tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital