Cách điều trị đau dạ dày bị nấc hiệu quả nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Hằng

Bác sĩ Tiêu Hóa

Đau dạ dày bị nấc gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh lý này có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi người có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp.

1. Lý giải hiện tượng đau dạ dày bị nấc

Hiện tượng đau dạ dày bị nấc cụt thường xảy ra sau khi người bệnh ăn quá no, uống rượu bia hoặc ăn thực phẩm có tính kích thích dạ dày. Thời gian nấc có thể kéo dài trong vài phút hoặc lên tới vài giờ.

Cơn nấc cụt xảy ra do sự co thắt không liên tục, không tự chủ của cơ liên sườn và cơ hoành. Không khí đi vào cổ họng qua đường miệng và đập vào thanh quản. Khi này dây thanh quản đóng đột ngột và tạo ra tiếng nấc. Nấc còn là triệu chứng về rối loạn dây thần kinh hoặc các bệnh lý ở hệ tiêu hóa.

Đau dạ dày bị nấc là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Đau dạ dày bị nấc là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Nấc cụt kèm ợ hơi là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Nấc cụt là biểu hiện khi bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Những cơn nấc cụt kèm ợ hơi thường xuyên khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, căng thẳng. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ trở thành phản xạ không dễ để chấm dứt. Nấc cụt còn là cảnh báo của các bệnh:

2.1 Viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn HP. Chúng phá hủy lớp niêm mạc lót lòng thực quản, tạo điều kiện cho acid dạ dày gây viêm loét niêm mạc. Triệu chứng thường gặp là: Chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, khó nuốt,…

2.2 Barrett thực quản

Acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra tổn thương ở mô thực quản. Các tế bào tại lớp lót thay đổi tính chất và cấu trúc của nó để cố chữa lành tổn thương gây ra Barrett thực quản. Phần lớn những người mắc bệnh này đều do bị trào ngược dạ dày lâu năm. Nói theo cách khác thì Barrett thực quản là biến chứng khi bị trào ngược dạ dày.

2.3 Ung thư thực quản

Người bị bệnh trào ngược dạ dày có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản. Các khối u phát triển khiến cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như: Đau họng, ho kéo dài, ho ra máu, sút cân, cảm giác đau khi nuốt,…Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và cần được điều trị sớm để tránh đe dọa tới tính mạng.

Đau dạ dày bị nấc còn cảnh báo nguy cơ bị ung thư thực quản

Đau dạ dày bị nấc còn cảnh báo nguy cơ bị ung thư thực quản

3. Nên làm gì khi đau dạ dày kèm nấc?

Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Bạn có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này. Để đạt kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân cần kết hợp giữa điều trị nội khoa và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Bạn nên xây dựng một số thói quen tốt cho sức khỏe như:

– Hạn chế uống các loại nước có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích

– Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, không ăn quá no

– Nên nằm ngủ nâng cao đầu và nằm nghiêng bên trái

– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá

– Lựa chọn quần áo rộng rãi

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý uống thuốc sẽ dễ gặp tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuyệt đối không nên uống nước ngọt khi bị nấc

Tuyệt đối không nên uống nước ngọt khi bị nấc

4. Mẹo kiểm soát tình trạng đau dạ dày bị nấc

Khi bị nấc bạn có thể sử dụng một số phương pháp giúp thoát khỏi tình trạng trạng nấc cụt hiệu quả và nhanh chóng. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều cách giảm nấc để

4.1 Uống từng ngụm nước nhỏ giúp giảm đau dạ dày bị nấc

Khi bị nấc sẽ có nhiều người nhắc bạn nên uống nước. Đây là mẹo trị nấc cực đơn giản. Bạn hãy cúi đầu và ngậm một ngụm nước nhỏ trong miệng. Sau đó nuốt ngụm nước vào cổ họng theo chiều từ dưới lên.

4.2 Điều chỉnh hơi thở

Bạn cần điều chỉnh hơi thở bằng cách hít thật sâu, giữ lâu để mang lại hiệu quả cao. Động tác này có tác dụng giúp cơ hoành căng ra. Cơn nấc và ợ hơi sẽ dần dần biến mất khi cơ hoành trở lại bình thường.

4.3 Kéo lưỡi/ Bịt tai

Bạn lấy tay bịt chặt hai tai trong khoảng vài phút sẽ giúp xua tan cơn nấc. Nếu ở một mình bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón cái kéo dài lưỡi khoảng 15 giây. Việc làm này có tác dụng giảm co thắt của cơ hoành và kích thích dây thần kinh phế vị.

4.4 Day lòng bàn tay giúp giảm đau dạ dày bị nấc

Dùng ngón tay cái của một bàn tay để day mạnh vào lòng bàn tay còn lại. Lực day càng mạnh thì hiệu quả sẽ càng cao. Đây là biện pháp gây phân tâm và tác động lên hệ thần kinh. Lúc này cơn nấc sẽ giảm dần và hết hẳn.

4.5 Ngồi bó gối

Một mẹo đơn giản khác là ngồi thoải mái rồi đưa đầu gối lên ngực trong khoảng 2 – 3 phút. Việc này giúp ngăn chặn co thắt cơ hoành chính là nguyên nhân gây ra cơn nấc.

4.6 Xoa bóp cổ

Người bệnh có thể nhẹ nhàng xoa bóp các động mạch cảnh ở bên phải hoặc bên trái cổ. Thao tác này giúp người bệnh thoát khỏi cơn nấc cụt và ợ hơi nhanh chóng.

4.7 Chữa nấc cụt bằng đồ ăn

Một số loại thực phẩm có tác dụng nhanh chóng giúp giảm nấc

Hạt tiêu: Khi bị nấc bạn hãy ngửi một ít bột tiêu để chấm dứt tình trạng này. Mùi của hạt tiêu có tác dụng ngăn cơ co thắt cơ hoành và gây rối loạn nhịp thở tại thời điểm bị nấc.

Bơ đậu phộng: Nếu bị nấc bạn cần ngậm và nuốt một chút bơ đậu phộng. Cơn nấc cụt sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Ăn các thực phẩm có vị chua: Nếu trong nhà có sẵn chai giấm bạn hãy ngậm vào giọt giấm ở trên lưỡi. Phương pháp này sẽ xua tan cơn nấc hiệu quả. Trường hợp không có giấm bạn có thể ăn các loại quả chua như: Cóc, khế, xoài,…cũng sẽ giúp giảm nấc cụt.

Uống từng ngụm nước nhỏ giúp giảm cơn nấc

Uống từng ngụm nước nhỏ giúp giảm cơn nấc

Trên đây là các cách xử lý đau dạ dày bị nấc nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để sử dụng. Các mẹo chữa nấc khá an toàn vì vậy nếu cách này không hiệu quả bạn có thể đổi sang sử dụng cách khác cho tới khi cơn nấc chấm dứt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital