Mang thai đã là cả một quá trình đầy mệt mỏi và vất vả với những thay đổi cả về tâm sinh lý, cả về thói quen sinh hoạt của người phụ nữ. Bởi vậy, các mẹ cần có thật nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giấc ngủ lúc này là rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế, không ít thai phụ gặp tình trạng mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ, khiến cơ thể, trạng thái sức khỏe càng không tốt. Vậy chị em có cần lo lắng về tình trạng này không?
Menu xem nhanh:
1. Bà bầu mất ngủ ở tam cá nguyệt đầu tiên và nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
1. Một số hiện tượng cho thấy mẹ bầu bị mất ngủ trong thai kỳ
Mất ngủ là một vấn đề nghiêm trọng, khiến nhiều người phải đau đầu tìm cách tháo gỡ. Tuy nhiên, với các mẹ bầu, tình trạng này không chỉ là một vấn đề khó xử lý, đó còn là vấn đề khiến cho sức khỏe của mẹ và thai nhi bị đe dọa.
Ở mỗi người, tình trạng mất ngủ lại biểu hiện theo những cách khác nhau. Bên cạnh đó, yếu tố các giai đoạn thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến cho các biểu hiện mất ngủ khác nhau. Một số hiện tượng cho thấy mẹ bầu bị mất ngủ có thể kể đến:
– Khó ngủ về đêm, trằn trọc không thôi.
– Giấc ngủ thường rất ngắn. Người bị mất ngủ thường không để cho tâm trí được thả lỏng hoàn toàn, luôn cảm thấy khó chịu, bất an, dễ thức giấc và thường khó vào giấc trở lại.
– Ngủ chập chờn, thai phụ dễ bị giật mình hoặc dậy quá sớm.
– Ngủ dậy nhưng tinh thần không hề thoải mái, trái lại còn rất mệt mỏi, dễ cáu gắt và nhạy cảm hơn.
Tình trạng mất ngủ thường kéo dài suốt những tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, ở các mẹ gần tới ngày dự sinh, vấn đề này vẫn luôn là vấn đề nan giải.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu
Thể trạng của bà bầu thay đổi nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, tuy thai chưa quá to nhưng dưới tác động của hệ nội tiết, các hormone mà thai phụ có thể gặp phải nhiều triệu chứng bất thường. Từ đó, các hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt buộc có sự thay đổi.
2.1. Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, dưới tác động của hormone nội tiết, có tới 85% mẹ bầu cho biết họ cảm thấy “khổ sở” với những cơn ốm nghén. Cụ thể, hormone thai kỳ chorionic gonadotropin được “chỉ định” là “thủ phạm chính” dẫn tới những cơn nghén ở bà bầu. Với những mẹ bầu nhạy cảm, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của các hormone, cơn nghén sẽ vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Sản khoa, những mẹ bầu càng nghén nặng, nguy cơ gặp các vấn đề bất thường trong thai kỳ càng thấp do hệ nội tiết lúc này hoạt động mạnh mẽ và ổn định.
Cơn nghén có thể diễn ra bất cứ lúc nào, đặc biệt khi mẹ bầu vừa ăn, uống hoặc ngửi thấy mùi lạ. Những cơn nghén này khiến các mẹ khá mệt mỏi, vì vậy cũng làm ảnh hưởng tới việc đi vào giấc ngủ sâu.
2.2. Nội tiết tố bắt đầu có nhiều thay đổi
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, các tuyến nội tiết có sự thay đổi mạnh mẽ nhất. Đối với tuyến yên, prolactin lúc này tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm trước thai kỳ. Tuyến giáp tăng kích thước do các mạch máu tăng sinh và tăng sản tuyến. Đặc biệt, với sự xuất hiện của nhau thai, hoàng thể, một số hormone nội tiết mới được sản sinh. Sự thay đổi của HCG và các steroid trong cơ thể cũng dẫn tới việc hình thành các hormone điều khiển cảm xúc.
Chính vì vậy, các mẹ bầu thường có tâm lý bất ổn, dễ cáu gắt, bực bội, hoang mang. Tâm trạng không thoải mái khiến cho chị em khó đi vào giấc ngủ. Cùng với những thay đổi của cơ thể, hiện tượng mất ngủ những tháng đầu mang thai càng trở nên thường xuyên hơn.
2.3. Đau nhức toàn thân khiến mẹ mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ
Dưới tác động của các hormone cũng như sự thay đổi dần dần của cơ thể, hiện tượng chuột rút diễn ra thường xuyên hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Với những mẹ có nồng độ canxi thấp, không có đủ protein nuôi dưỡng hệ cơ xương, các bó cơ, tình trạng chuột rút, đau nhức càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nồng độ ure trong máu thay đổi cũng tạo nên nhiều áp lực cho cơ thể của thai phụ. Những cơn đau thường xuất hiện vào cuối ngày, khiến chị em khó chịu và không thể ngủ ngon, đủ giấc.
Thời điểm này, các mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp với bản thân.
2.4. Tiểu đêm nhiều, thường xuyên
Một trong những vấn đề mà đa số mẹ bầu gặp phải đó là hiện tượng tiểu đêm nhiều lần. Do sự phát triển của bào thai trong bụng cũng như sự thay đổi kích thước tử cung, bàng quang của mẹ bị chèn ép, dẫn tới đái rắt.
Hơn nữa, trong giai đoạn này, thai phụ được khuyến cáo nên uống nhiều nước để hỗ trợ chức năng của thận, cân bằng lượng nước ối. Niệu quản cũng dần dần dài ra, cong hơn và giảm trương lực. Chức năng dẫn lưu nước tiểu giảm, mẹ bầu dễ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì vậy, tình trạng tiểu đêm là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ thường xuyên.
2.5. Mệt mỏi và căng thẳng
Mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ luôn cảm thấy mệt mỏi. Bởi lẽ, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng, cơ thể phải làm việc hết công xuất, đặc biệt là tử cung. Tử cung của của thai phụ lúc này sẽ có chức năng sản xuất progesterone để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Cũng vì vậy, các mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu và thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt.
Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ, thay đổi đồng hồ sinh học và là lý do khiến các mẹ cần phải bổ sung sắt ngay từ những ngày đầu mang thai.
2.6. Mất ngủ tam cá nguyệt đầu do căng bầu ngực
Trong 3 tháng đầu, thai nhi còn rất nhỏ, tuy nhiên cơ thể của mẹ đã bắt đầu có sự thay đổi để phù hợp với việc mang thai và nuôi con. Hoạt động của hệ nội tiết và sự tăng trưởng của các tuyến sữa bắt đầu diễn ta từ tuần thứ 6 của thai kỳ, khiến bầu ngực người phụ nữ nhạy cảm và dễ căng tức hơn.
Việc này cũng khiến các mẹ khó chịu, khó chọn được tư thế phù hợp khi ngủ và gây mất ngủ.
2.7. Mẹ bầu bị khó thở
Do lúc này thai nhi đã phát triển và có thể trao đổi CO2 ngược trở lại cơ thể mẹ, vì vậy các mẹ thường cảm thấy khó thở hơn do thiếu oxy.
Việc cần làm là tập điều chỉnh hơi thở tốt hơn, thở sâu và dài hơi hơn để oxy được hấp thụ vào máu tốt hơn.
2.8. Đau đầu dẫn tới mất ngủ
Do quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, mẹ bầu thường bị hạ đường huyết. Nội tiết tố tăng cùng với việc lưu lượng máu giảm, oxy thiếu hụt khiến các mẹ bầu thường xuyên bị cơn đau đầu hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ thường xuyên.
3. Những giải pháp cải thiện tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ
Có rất nhiều giải pháp có thể giúp mẹ bầu cải thiện những nguyên nhân gây mất ngủ trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể:
– Chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng: Các mẹ bầu nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cải thiện các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này. Đặc biệt, việc nạp đủ vitamin B, A, C là cần thiết, không những giúp hỗ trợ cơ xương khớp khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường thể lực đáng kể.
Ngoài ra, các thực phẩm cung cấp, bổ sung khoáng chất như canxi, sắt, magie,… cũng cần được đưa vào danh sách thực đơn cho mẹ bầu.
– Tránh ăn nhiều, ăn quá no trước khi đi ngủ: Việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa chịu áp lực, phải làm việc rất mệt mỏi. Bởi vậy, bữa tối các mẹ nên ăn sớm, ăn vừa đủ để cơ thể được thoải mái nhất khi bước vào giấc ngủ.
– Thường xuyên vận động: Vận động thân thể nhẹ nhàng giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm đau nhức, cải thiện oxy hấp thụ trong máu, đồng thời cũng giúp các mẹ có thể điều hòa nhịp thở tốt hơn.
– Ngâm chân trong nước ấm: Đây là giải pháp giúp thư giãn, cải thiện quá trình lưu thông máu. Đồng thời, chân cũng có rất nhiều dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Việc ngâm chân giúp các mẹ thư giãn, xua tan mệt mỏi để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Tư thế ngủ: Để tránh tình trạng chuột rút, căng cứng trong khi ngủ, các mẹ nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng sang trái, uốn cong đầu gối và kê cao chân bằng một chiếc gối mềm. Từ đó, áp lực lên tĩnh mạch ở chân sẽ được giảm bớt, hạn chế phù nề, cải thiện tình trạng huyết áp thấp, có lợi cho tuần hoàn máu và quá trình đẩy máu lên tim.
Trên đây là những thông tin giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn và không còn quá bỡ ngỡ khi gặp tình trạng mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời, trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên có kế hoạch theo dõi, quản lý thai kỳ thường xuyên để cùng phối hợp với bác sĩ Sản khoa, có một hành trình mang thai khỏe mạnh, an tâm.