Bạn đã biết lý do mất ngủ?

Tham vấn bác sĩ

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến sức khỏe suy giảm, chất lượng công việc, học tập giảm sút. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cần biết chính xác lý do mất ngủ là gì để có phương án cải thiện phù hợp.

1. Những đối tượng dễ bị mất ngủ

Có thể thấy rằng, mất ngủ không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau dễ bị mất ngủ hơn:

– Người lớn tuổi: những người bước vào độ tuổi 60 trở đi thường gặp các vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ, khó ngủ.

– Người đang mắc các bệnh lý đặc biệt. Các bệnh mạn tính, các cơn đau khi mắc một số bệnh lý có thể khiến bệnh nhân khó ngủ, thức giấc giữa đêm. Nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ có thể là: bệnh tiểu đường, viêm xương khớp, suy giảm trí nhớ, Parkinson, trào ngược đường tiêu hóa, bệnh tim mạch…

– Giới tính nữ: các thống kê, nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường bị tác động bởi chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố, … – những yếu tố này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.

– Người đang đối mặt với các vấn đề về tâm lý: những người đang bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ.

– Người có lối sống thiếu lành mạnh: những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống không đủ chất, ít luyện tập và vận động cũng có nguy cơ cao bị mất ngủ.

2. Tìm hiểu các lý do mất ngủ

2.1. Lý do mất ngủ bắt nguồn từ căng thẳng, lo lắng

Tình trạng mất ngủ và căng thẳng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi bạn lo lắng, suy nghĩ nhiều, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone gây căng thẳng hơn và đây là nguyên nhân làm mất ngủ. Nếu lo lắng trong một thời gian quá dài, sự ảnh hưởng này có thể gây ra mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ cũng có thể là triệu chứng của các rối loạn tâm thần khác. Cụ thể là rối loạn lưỡng cực, lo lắng, căng thẳng sau chấn thương đều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Lo lắng, căng thẳng là lý do mất ngủ

Lo lắng, căng thẳng là chất xúc tác khiến chất lượng giấc ngủ kém đi

2.2. Thay đổi hormone

Các khảo sát cho thấy nữ giới có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn so với nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hay trong thời kỳ mãn kinh đều là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, bốc hỏa nên giấc ngủ bị rối loạn. Bên cạnh đó thiếu hụt estrogen cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng trằn trọc, ngủ không ngon ở phụ nữ sau mãn kinh.

2.3. Tuổi tác – một trong những lý do mất ngủ phổ biến

Khi tuổi tác tăng lên, tình trạng mất ngủ cũng gia tăng. Người cao tuổi thường gặp khó khăn với việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nhiều người lớn tuổi cho rằng họ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thường dậy sớm và không thể ngủ lại. Một số người thì gặp tình trạng 7-8 giờ tối rất buồn ngủ nhưng đến khoảng 11-12 đêm thì không thể ngủ được.

Tuổi tác cũng là lý do mất ngủ

Người cao tuổi dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ như: ngủ ít, ngủ không sâu, thức dậy sớm

2.4. Mất ngủ do ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc giảm đau, thuốc cảm cúm và các sản phẩm hỗ trợ giảm cân có thể chứa caffein và chất kích thích gây khó ngủ, mất ngủ.

Ngoài ra một số nhóm thuốc kê đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ là:

– Thuốc chống trầm cảm

– Thuốc tim và huyết áp

– Thuốc dị ứng

– Chất kích thích

2.5. Lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài

Những thức uống sau đây thường chứa caffein, làm não tỉnh táo và khó ngủ như:

– Cà phê

– Trà

– Nước tăng lực

– Rượu bia

Cà phê có chứa caffeine – đây là chất gây kích thích làm đầu óc tỉnh táo. Sau khi uống cà phê từ 30-60 phút, caffeine sẽ phân phối mọi nơi bên trong cơ thể. Sau đó, caffeine ức chế quá trình hình thành adenosine – chất khiến cơ thể có cảm giác buồn ngủ. Do đó, nếu cơ thể nhạy cảm, bạn chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng.

Rượu là loại thuốc an thần, giúp dễ ngủ ban đầu. Tuy nhiên sau đó sẽ ngăn chặn giai đoạn ngủ sâu và khiến bạn trằn trọc. Khi uống rượu cũng dễ xảy ra các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, điều này cũng khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.

2.6. Tác động của các bệnh lý, vấn đề sức khỏe

Một loạt vấn đề sức khỏe có thể là lý do mất ngủ. Các vấn đề đó có thể liên quan đến tình trạng bệnh mạn tính. Ở nhiều trường hợp, mất ngủ là một trong các triệu chứng hoặc hậu quả của bệnh, cụ thể như:

– Đau đầu mạn tính

– Khó thở, tức ngực

– Chứng ngưng thở khi ngủ

– Viêm khớp

– Bệnh tiểu đường

– Nhóm bệnh tim mạch

– Béo phì

– Ung thư

– Bệnh về thận, tiết niệu gây tình trạng tiểu đêm thường xuyên

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Thời kỳ mãn kinh

Những cơn đau, sự khó chịu do bệnh lý xảy ra giữa đêm khiến người bệnh không thể ngủ sâu, bị tỉnh giấc liên tục, thậm chí mất ngủ trắng đêm.

2.7. Béo phì

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến thừa cân, béo phì. Cụ thể, người trưởng thành ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có tỷ lệ béo phì lên đến 33%. Số người béo phì ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm chiếm 22%.

2.8. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ thông thường như hội chứng chân không yên có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn. Đây là cảm giác kiến bò ở phần chân dưới, chỉ khi cử động triệu chứng mới thuyên giảm. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ cũng gây ra triệu chứng ngưng thở khi ngủ – đây là hội chứng rối loạn hô hấp, ngày to và ngừng thở trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, tâm trạng lo lắng khi ngủ ít, ngủ không sâu cũng khiến tình trạng mất ngủ tệ hơn. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thay đổi một số thói quen như sau:

– Ngâm chân bằng nước ấm

– Nghe nhạc không lời, đọc sách báo yêu thích.

– Tránh xem TV, dùng điện thoại, máy tính sát giờ ngủ.

– Cố gắng không ăn trước khi ngủ vì sẽ khiến cơ thể phải tiêu hóa khi bạn đang ngủ. Tránh ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ vào bữa tối vì có thể gây ra chứng ợ nóng.

2.9. Môi trường ngủ không đảm bảo chất lượng

Người bị mất ngủ có thể do chỗ ngủ bụi bẩn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng không phù hợp. Để ngủ ngon hơn, nên thường xuyên vệ sinh không gian ngủ, thay chăn ga gối, lựa chọn vỏ gối có chất liệu mềm mịn. Đồng thời nên để nhiệt độ phù hợp với cơ thể để ngủ ngon.

Phòng ngủ với nhiệt độ phù hợp, sạch sẽ cũng là cách cải thiện giấc ngủ

Phòng ngủ với nhiệt độ phù hợp, sạch sẽ cũng là cách cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Do đó nên thăm khám sớm để tìm ra lý do mất ngủ và điều trị sớm nhất có thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital