Bệnh nhân giai đoạn cuối ung thư gan nôn ra máu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư gan nôn ra máu là một tình trạng thường gặp ở giai đoạn cuối của người mắc ung thư gan. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tính mạng. Vậy nên bệnh nhân gặp triệu chứng này cần được thông báo với bác sĩ điều trị kịp thời để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và kiểm soát đúng hướng.

1. Tình trạng ung thư gan ho ra máu

Tình trạng ung thư gan ho ra máu thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, là một triệu chứng nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời.

Trước hết, gan là một tạng lớn phụ trách các nhiệm vụ quan trọng của cơ thể. Mắc ung thư gan nghĩa là lá gan có sự xuất huyết của các tế bào ung thư xâm lấn, lan rộng và có khả năng di căn sang những cơ quan khác. Khối u ác tính trong gan sẽ liên tục phát triển nếu không có biện pháp kiểm soát triệt tiêu kịp thời, do đó chức năng của gan sẽ bị suy giảm, không đảm bảo quá trình hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của cơ thể.

Khi gan bị tấn công bởi những tế bào ác tính càng nghiêm trọng sẽ gây ra nhiều càng nhiều triệu chứng rõ rệt và mạnh mẽ, ho ra máu là một trong số đó.

1.1 Biểu hiện của tình trạng ung thư gan gây nôn ra máu

Ho ra máu ở bệnh nhân ung thư gan là trong cơn ho có kèm dịch và một lượng máu đáng kể. Máu có thể màu đỏ tươi, màu nâu đậm hoặc màu nâu đen như màu bã cà phê.

Bệnh nhân giai đoạn cuối ung thư gan nôn ra máu

Là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn của ung thư gan

1.2 Lý giải trình trạng ung thư gan giai đoạn cuối gây nôn ra máu

Có 3 lý do dẫn đến tình trạng này:

– Chức năng gan bị suy giảm: Ở giai đoạn cuối chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, gan sẽ không tự sản sinh ra các yếu tố đông máu, do đó bệnh nhân mắc ung thư gan giai đoạn cuối sẽ dễ bị xuất huyết.

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Khối u ác tính trong gan chèn ép đến các tĩnh mạch trong gan khiến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng này sẽ gây ra sự tích tụ máu trong mạch máu gần đó, lâu dần sẽ làm giãn, hoặc vỡ tĩnh mạch dẫn đến xuất huyết.

– Ung thư gan di căn sang cơ quan khác: Nguyên nhân ung thư gan giai đoạn cuối gây ho ra máu cũng có thể là từ các tế bào ung thư đã di căn sang cơ quan khác như phổi, thực quản… Khi khối u ác tính thứ phát ở những cơ quan này lớn có thể gây xuất huyết hoặc triệu chứng ho ra máu.

Khi có máu chảy trong đường tiêu hóa, dạ dày và ruột sẽ bị kích thích gây ra hiện tượng đẩy ngược, nôn trào ngược lên. Theo đó bạn sẽ nhận thấy trong dịch nôn có lẫn máu tươi hoặc đỏ thẫm. Tình trạng nôn ra máu ở bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối rất nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng đến không được xử lý xuất huyết kịp thời.

2. Nên làm gì khi có tình trạng ung thư gan nôn ra kèm máu

Việc đầu tiên là người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, từ đó bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để theo dõi, tìm ra chính xác nguyên nhân và kiểm soát đúng hướng.

Ở giai đoạn này sức khỏe, thể trạng người bệnh có thể yếu đến rất yếu, nên việc duy trì dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Người bệnh nên được ăn chế độ ăn mềm lỏng, dễ nuốt, dễ hấp thu và tiêu hóa, hạn chế ăn thức ăn khô cứng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa…

Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm bổ máu vào khẩu phần ăn để giúp cải thiện tình trạng máu đã mất. Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và chia thành nhiều bữa nhỏ để có thể nạp được nhiều nhất có thể vào cơ thể.

Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào khác mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ trực tiếp đưa ra để có thể kiểm soát đúng hướng, tránh bệnh tiếp tục diễn biến xấu.

Bệnh nhân giai đoạn cuối ung thư gan nôn ra máu

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên sử dụng chế độ ăn mềm lỏng, để có thể hấp thụ tốt hơn

3. Hướng dẫn phòng tránh ung thư gan

Để tránh gặp tình trạng ung thư gan nôn ra máu gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời là ngay từ đầu nên phòng tránh mắc bệnh ung thư gan.

– Tiêm vắc xin phòng viêm gan B, kiểm tra viêm gan B và C thường xuyên để phòng tránh chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan.

Bệnh nhân giai đoạn cuối ung thư gan nôn ra máu

Chủ động phòng tránh ung thư gan bằng cách tiêm vắc xin phòng viêm gan B, và tiêm nhắc lại vắc xin ở những người đã giảm khả năng chống chịu virus HBV

– Khi phát mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan cần thực hiện điều trị, kiểm soát và theo dõi triệt để theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa gan mật.

– Trong quá trình sinh hoạt và ăn uống nên: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ cân nặng ở mức đảm bảo tránh béo phì, hạn chế rượu bia thuốc lá, tránh ăn thực phẩm ôi thiu mốc, nên ăn chế độ nhiều rau xanh, hoa quả…

– Theo dõi các biểu hiện sức khỏe, khi có những vấn đề bất thường có thể là triệu chứng của ung thư gan nên đi thăm khám và kiểm tra kịp thời.

– Thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ là một cách phòng tránh, phát hiện sớm ung thư gan ở giai đoạn sớm gia tăng cơ hội điều trị, tránh bệnh diễn biến xấu đến giai đoạn cuối gây tình trạng ho ra máu nghiêm trọng.

Ung thư gan nôn ra máu là một tình trạng nguy hiểm, gây khó khăn trong điều trị và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy mỗi chúng ta nên chủ động phòng tránh, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giải pháp hàng đầu là nên thực hiện tầm soát ung thư gan đối với người có yếu tố nguy cơ và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để tra, phát hiện sớm những chỉ số bất thường của gan để từ đó kịp thời kiểm soát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital