Bệnh crohn là gì? Những kiến thức cần cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Bệnh Crohn là gì là thắc mắc của không ít người. Đây là bệnh viêm ruột từng vùng hay có tên theo khoa học thường gọi là bệnh Crohn chỉ tình trạng viêm đường ruột mạn tính. Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh như thế nào? Bệnh có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

1. Giải đáp bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn là gì? Bệnh Crohn là bệnh lý gây viêm đường ruột mạn tính. Bệnh có thể gây viêm ở bất cứ bộ phận nào của đường tiêu hóa, không chỉ ruột non và ruột già. Các triệu chứng ban đầu của bệnh Crohn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bệnh gây ra nhiều biểu hiện khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Hiện nay ngành y học vẫn đau đầu vì chưa tìm được giải pháp để chữa bệnh triệt để.

Bệnh Crohn là gì? Đây là bệnh gây viêm ruột mạn tính

Bệnh Crohn là gì? Đây là bệnh gây viêm ruột mạn tính

2. Triệu chứng của bệnh Crohn

Các triệu chứng của bệnh Crohn thường phát triển dần dần từ mức độ nhẹ tới nặng. Một số trường hợp bệnh đột ngột khởi phát mà chưa có dấu hiệu cảnh báo nào. Các dấu hiệu cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm là:

2.1 Bệnh Crohn là gì ? Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cấp tính

Bệnh Crohn được chia thành 2 dạng: Cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính gây ra tình trạng đau quặn từng cơn. Vị trí đau có thể là bất cứ vùng nào ở bụng tùy theo phần ruột bị tổn thương nhưng thường gặp nhất là vùng hố chậu phải.

Tình trạng đau bụng thường bắt đầu sau khi ăn và kèm cảm giác buồn đi đại tiện. Sau khi khi đi ngoài cơn đau sẽ giảm dần và biến mất khiến nhiều người lầm tưởng nguyên nhân là do thực phẩm. Ngoài đau bụng bệnh nhân kèm theo buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng có kèm theo máu.

2.2 Crohn mạn tính

Ở giai đoạn này các triệu chứng diễn ra từ từ trong thời gian dài nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bệnh gây  ra cơn đau bụng âm ỉ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Một số dấu hiệu thường gặp là: Mệt mỏi, da xanh xao, giảm cân, chán ăn, mất nước, suy dinh dưỡng.

3. Biến chứng bệnh Crohn

Hầu như tất cả các bệnh lý nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh Crohn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.1 Bệnh crohn là gì? Bệnh có thể gây ra tắc ruột

Bệnh Crohn gây ảnh hưởng nhiều tới độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột bị hẹp lại, xuất hiện các vết sẹo khiến chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu trong đường ống tiêu hóa. Hậu quả là người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị  tắc.

3.2 Loét

Bệnh ở giai đoạn viêm mạn tính có thể dẫn tới loét ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của các bộ phận này.

3.3 Nứt, rò hậu môn

Bệnh Crohn gây ra nứt và các lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Đây là biến chứng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải khi mắc bệnh. Biến chứng này khiến người bệnh đau đớn và gây khó khăn khi đi đại tiện.

3.4 Suy dinh dưỡng

Bệnh Crohn dù xuất hiện ở người trưởng thành hay trẻ nhỏ đều dễ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do viêm đường ruột làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng. Mặc dù người bệnh vẫn ăn uống bình thường nhưng cơ thể vẫn thiếu hụt chất như: Vitamin, khoáng chất, thiếu canxi, thiếu sắt,…

3.5 Ung thư ruột kết

Bệnh Crohn ảnh hưởng tới đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo nên sàng lọc ung thư đại tràng cho những người khỏe mạnh 10 năm một lần khi bắt đầu ở độ tuổi 50.

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh Crohn phổ biến

Hiện nay có nhiều phương pháp y tế được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Kết hợp với thăm khám lâm sàng kết hợp thông tin triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán bệnh:

– Thử máu hoặc phân: Mẫu máu và phân của người bệnh được mang đi phân tích nhằm kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng

– Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT

– Chẩn đoán bằng phương pháp nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma

Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh Crohn, các kỹ thuật này còn giúp bác sĩ phán đoán tình trạng bệnh để có hướng điều trị hợp lý.

5. Điều trị bệnh Crohn

Như đã nói ở trên, bệnh Crohn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị hiện nay phần lớn sẽ giúp giảm và ngăn chặn các triệu chứng khó chịu xảy ra đối với bệnh nhân.

5.1 Nguyên tắc trong điều trị bệnh Crohn

Để điều trị bệnh việc đầu tiên cần xác định các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương,…Bệnh nhân cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng gặp phải để cung cấp chi tiết cho bác sĩ. Cần đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kéo dài, sốt, buồn nôn,…

5.2 Các phương pháp điều trị bệnh Crohn

Hiện nay bệnh Crohn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau: Điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ dinh dưỡng. Mục tiêu điều trị là làm giảm và kiểm soát các triệu chứng.

– Điều trị nội khoa: Nếu người bệnh bị tiêu chảy nhẹ cần bổ sung nước và chất điện giải để tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch. Bên cạnh đó bệnh nhân cần bổ sung: Canxi, sắt, vitamin,…Trường hợp bệnh nhân thường xuyên gặp các cơn đau dữ dội thì cần uống thêm thuốc giảm đau.

– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm thì cần phải phẫu thuật. Phương pháp này sẽ gây ra nhiều rủi ro và đau đớn cho bệnh nhân vì vậy chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết

– Cũng tương tự như các bệnh ở hệ tiêu hóa khác, khi mắc bệnh Crohn bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung ăn uống theo khoa học sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu.

Điều trị bằng thuốc là phương pháp hiệu quả cao

Điều trị bằng thuốc là phương pháp hiệu quả cao

6. Phòng ngừa bệnh Crohn tái phát

Đôi khi người bệnh có cảm giác bất lực khi phải đối mặt với bệnh Crohn. Tuy nhiên nếu biết cách chúng ta có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh.

– Hạn chế ăn các thực phẩm được chế biến từ sữa

– Ăn ít chất béo

– Ăn nhiều trái cây tươi, ngũ cốc, rau xanh

– Tránh ăn các thực phẩm chua cay, đồ ăn có tính kích thích

– Chia nhỏ bữa ăn

– Nên uống nhiều chất lỏng: Nước lọc, nước hoa quả, nước canh rau,…

– Cần cân nhắc khi sử dụng vitamin tổng hợp do bệnh Crohn cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy nếu bổ sung quá nhiều cơ thể sẽ khó hấp thụ.

– Không nên hút thuốc vì có nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh Crohn

– Hạn chế làm việc căng thẳng, stress trong thời gian dài

– Thường xuyên thư giãn và tập thở, tập thể dục với các môn thể thao nhẹ nhàng

Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp tăng cường sức khỏe

Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp tăng cường sức khỏe

Mong rằng qua bài viết bạn có thêm kiến thức về bệnh Crohn là gì. Người bệnh cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital