7 Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính diễn biến nhanh, với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu trở nặng là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ do tay chân miệng. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ 7 triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng bố mẹ cần lưu ý, đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Tay chân miệng dễ lây lan và có thể thành dịch

Tay chân miệng xuất hiện rải rác 12 tháng/năm ở hầu hết các địa phương. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng tăng mạnh vào hai khoảng thời gian là: Tháng 3 – tháng 5 và tháng 9 – tháng 12.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do Enterovirus gây ra, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết đường hô hấp và dịch tiết đường tiêu hóa. Do đó, trẻ học mẫu giáo có nguy cơ mắc tay chân miệng cao vì trong quá trình học tập, vui chơi, trẻ có thể nhiễm Enterovirus qua đường miệng do thói quen ngậm đồ chơi. Đây cũng chính là lý do bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi là dễ bị tay chân miệng nhất.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do Enterovirus gây ra.

Enterovirus gây ra tay chân miệng .

Hầu hết các trường hợp tay chân miệng đều chỉ biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì trẻ có nguy cơ rối loạn chức năng gan, phổi, não và tử vong cao.

2. Tay chân miệng trở nặng: 7 triệu chứng điển hình

Khi mắc tay chân miệng, trẻ thường sốt; xuất hiện tổn thương niêm mạc miệng và tổn thương da, tồn tại dưới dạng phỏng nước, có đường kính 2 – 3mm nếu nằm trên niêm mạc miệng và 3 – 10mm nếu nằm trên da;…; tiêu chảy; mệt mỏi;… Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức. Tại đó, sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ điều trị ngoại trú nếu tay chân miệng là nhẹ.

2.1. Chăm sóc trẻ nhỏ mắc tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Dù nội trú hay ngoại trú thì điều trị tay chân miệng cũng chỉ là điều trị hỗ trợ. Theo đó, bố mẹ cần điều trị triệu chứng tay chân miệng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi sát sao tiến triển bệnh và cho trẻ tái khám theo lịch hoặc cho trẻ tái khám ngay khi tay chân miệng có dấu hiệu trở nặng:

– Điều trị triệu chứng: Quan trọng nhất là hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C. Đầu tiên bố mẹ có thể chườm mát trán, nách, bẹn cho trẻ. Nước được sử dụng để chườm mát phải có nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ cơ thể trẻ tại thời điểm cần hạ sốt. Nếu chườm mát không hiệu quả, bố mẹ có thể sử dụng paracetamol (tuyệt đối không sử dụng aspirin, bởi đối với trẻ dưới 12 tuổi, aspirin có thể làm phát sinh hội chứng Reye – một dạng bệnh não và rối loạn chứng năng gan cấp tính rất nguy hiểm). Paracetamol cũng có thể được sử dụng để giảm đau các tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh niêm mạc miệng cho trẻ.

Bố mẹ có thể chườm ấm trán, nách, bẹn cho trẻ.

Để hạ sốt, bố mẹ có thể chườm ấm trán, nách, bẹn cho trẻ.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Đối với trẻ đã ăn dặm, bố mẹ cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa,…) để bù nước, bù điện giải (nước, điện giải mất do sốt), tăng cường ăn các thực phẩm giàu Vitamin C, Vitamin A và kẽm, chế biến theo nguyên tắc 3L – Lỏng, lạt, lạnh. Đối với trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú nhiều lần hơn trong ngày.

2.2. Danh sách 7 triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng

Hầu hết các trường hợp tay chân miệng đều có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh có thể biến chứng với diễn biến rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ. Biến chứng tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tình trạng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,…, thậm chí dẫn đến tử vong.

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng trở nặng. Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu trẻ có các dấu hiệu đó, bố mẹ cần cho trẻ tái khám ngay lập tức:

– Sốt cao không hạ và kéo dài: Trẻ sốt trên 38,5 độ C, kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng thuốc hạ sốt đường uống.

– Quấy khóc nhiều: Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm. Trẻ ngủ 15 – 20 phút rồi dậy quấy khóc 15 – 20 phút rồi ngủ tiếp. Đây là biểu hiện nhiễm độc thần kinh giai đoạn rất sớm.

Quấy khóc nhiều là một triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng.

Một triệu chứng tay chân miệng trở nặng là trẻ quấy khóc nhiều.

– Giật mình: Đây cũng là biểu hiện nhiễm độc thần kinh.

– Khó thở: Có thể là biểu hiện của suy tim, rối loạn huyết động,… Để phát hiện triệu chứng khó thở, bố mẹ quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi và ức trẻ như cánh mũi phập phồng,…

– Rối loạn ý thức: Ngủ gà, lơ mơ, li bì… có thể là biểu hiện của biến chứng viêm não, huyết áp thấp,…

– Tiểu ít: Là biểu hiện của rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận,….

– Một số dấu hiệu khác: Khó nuốt, nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, đi loạng choạng,…

Tóm lại, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể biến chứng. Để hạn chế biến chứng, bố mẹ cần theo dõi sát sao tiến triển bệnh. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Sốt cao kéo dài, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thuốc hạ sốt; quấy khóc dữ dội; giật mình chới với cả lúc thức và lúc ngủ; thở khó khăn; rối loạn ý thức (li bì, lơ mơ,…); tiểu ít;… bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay, không trì hoãn. Trước đó, bố mẹ chú ý điều trị triệu chứng cho trẻ bằng thuốc hạ sốt (đối với triệu chứng sốt) và nước muối sinh lý 0.9% (đối với triệu chứng tổn thương niêm mạc miệng). Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý tăng cường bổ sung nước và thực phẩm giàu Vitamin A, Vitamin C và kẽm cho trẻ.

Phía trên là 7 triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng hiệu quả. Để biết thêm các thông tin chuyên sâu khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital