Bệnh tay chân miệng ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tay chân miệng là bệnh lý khá phổ biến và có khả năng lây nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không nên chủ quan vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong… Dưới đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết cha mẹ nên chú ý để có cách xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie gây ra. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng, các chất tiết từ mũi, miệng, các nốt ban trên da và phân của trẻ bệnh. Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh rất dễ  bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh cũng sẽ bị lây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng còn lây qua tay của người chăm sóc.

Virus Coxsackie xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

– Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Dấu hiệu bệnh tay chân tay miệng ở trẻ cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị cho trẻ kịp thời

Dấu hiệu bệnh tay chân tay miệng ở trẻ cha mẹ cần phát hiện sớm và chữa trị cho trẻ kịp thời

Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

– Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng phải làm gì? Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị và chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu quả.

Phòng ngừa và điều trị bệnh chân tay miệng

– Khi thấy bé có các biểu hiện bị bệnh tay chân miệng phải làm sao, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá đúng về tình trạng bệnh. Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

+ Tay chân miệng cấp độ 1: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng phải theo dõi thường xuyên và nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

+ Tay chân miệng cấp độ 2A: Cần được nhập viện để theo dõi, để tránh những biến chứng nguy hiểm. Lúc này bé có biểu hiện rung giật cơ.

-Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc: Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

Vệ sinh cho trẻ đúng cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

Vệ sinh cho trẻ đúng cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

– Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.

– Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

– Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén), tốt nhất nên cách ly tránh tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng

– Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng.

Bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc được các bậc phụ huynh rất tin tưởng

Bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Thu Cúc được các bậc phụ huynh rất tin tưởng

Ý kiến người bệnh

Chị Minh Phương (40 tuổi, trưởng phòng kế toán) “Mình sinh con muộn nên dù nhiều tuổi nhưng cũng vẫn rất lóng ngóng. Lần đầu tiên con bị sốt mình hoảng đến nỗi toát hết cả mồ hôi hột, chẳng nghĩ được gì. Đưa con đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc được các bác sĩ trấn an tinh thần, động viên và tư vấn rất tận tình. Các lần sau mình đều tin tưởng lựa chọn bệnh viện Thu Cúc, các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn còn rất tâm lý, khám chữa rất khoa học hạn chế tối đa kháng sinh. Điểm này chắc mẹ nào cũng sẽ vote”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital