3 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Tham vấn bác sĩ

Hiện nay, ung thư cổ tử cung đang là một trong những bệnh dễ mắc phải nhất ở phụ nữ Việt Nam. Với tỉ lệ tử vong đứng thứ 2 trong số những bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục. Những giai đoạn đầu của bệnh thường không xuất hiện triệu chứng gì bất thường nên cách nhanh nhất để phát hiện bệnh là tầm soát ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu về ung thư cổ tử cung và các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp giúp phát hiện sớm những tế bào ung thư ở bên trong cơ thể. Thường những tế bào này phát triển chậm ở giai đoạn đầu và không có dấu hiệu rõ rệt ra bên ngoài nên rất khó để phát hiện. 

Chính vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng và được nhiều người dân dành sự quan tâm.

ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là vô cùng nguy hiểm

2. Ý nghĩa của tầm soát ung thư cổ tử cung

2.1. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư

Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Nó được biết như là một loại bệnh ác tính phát triển từ tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung. Khi những tế bào này phát triển bất thường sẽ hình thành nên các khối u ác tính trong cổ tử cung.

Không chỉ vậy, những khối u này nếu phát triển và nhân lên một cách bất thường sẽ di căn đến những bộ phận các trên cơ thể. Đặc biệt là phổi, gan, âm đạo, bàng quang và trực tràng. Nếu không phát hiện sớm, không chỉ cổ tử cung bị tổn thương mà những bộ phận khác trên cơ thể cũng gặp nguy hiểm.

Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện những tế bào này sớm nhất có thể để tránh các hậu quả không đáng có sau này.

2.2. Tăng tỉ lệ sống sót theo từng giai đoạn

Bệnh ung thư phát triển theo từng giai đoạn, chính vì vậy mà phát hiện càng sớm, tỉ lệ sống sót càng cao:

– Giai đoạn 1 và 2: Tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 92%

– Giai đoạn 3: Tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 58%

– Giai đoạn cuối: Tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn 17%

2.3. Tầm soát ung thư cổ tử cung hỗ trợ khi vacxin HPV giảm hiệu quả

Mặc dù, tiêm vacxin HPV là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tuy nhiên tác dụng của vacxin chỉ trong vòng từ 4-6 năm. Cho nên việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Hiểu rõ lợi ích của tầm soát ung thư

Hiểu rõ lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung để phòng tránh ung thư kịp thời

3. Khi nào thì nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung?

Như đã nói bên trên, ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phát triển chậm và không có những biểu hiện rõ rệt. Chính vì vậy mà nó thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác dẫn đến tâm lý chủ quan của người bệnh.

Nếu bạn có những biểu hiện sau thì nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung ngay:

– Xuất huyết âm đạo bất thường

– Dịch âm đạo có màu bất thường hoặc có mùi hôi

– Đau âm ỉ vùng bụng dưới

– Chảy máu sau khi quan hệ

– Sụt cân, cân nặng thay đổi bất thường, cơ thể mệt mỏi

Trên thực tế, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, điều đó có nghĩa là bệnh có thể đang đến trong giai đoạn muộn. Chính vì vậy, ngay cả khi cơ thể không có biểu hiện bất thường nào thì chị em phụ nữ cũng nên chủ động đi tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để tránh những hậu quả sau này.

4. Tìm hiểu 3 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp thường dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến đó là:

4.1. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap Smear (Phương pháp Pap)

Phương pháp sàng lọc tế bào Pap Smear hay còn gọi là phương pháp phết tế bào cổ tử cung. Nó có tác dụng giúp phát hiện những tế bào phát triển bất thường từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Để thực hiện phương pháp này cần những dụng cụ chuyên dụng, tuy nhiên quy trình rất đơn giản và nhanh chóng.

Mẫu vật lấy ra sẽ phết lên lam kính, nhuộm màu và được soi dưới kính hiển vi. Bệnh nhân được xem như đã nhiễm virus HPV khi mẫu vật xuất hiện tế bào rỗng.

4.2. Xét nghiệm virus HPV

Như ta đã biết, virus HPV chiếm tới khoảng 75% tỉ lệ gây nên ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy mà phương pháp này không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và còn được phổ biến trên toàn thế giới.

Phương pháp xét nghiệm HPV thực hiện tương tự như phương pháp Pap Smear. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo nên thực hiện cả hai biện pháp này cùng lúc để có kết quả chính xác nhất.

4.3. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sàng lọc VIA

Đây là phương pháp sử dụng Acid acetic (Một loại acid có nồng độ thấp, không gây hại) nhỏ vào cổ tử cung để xem phản ứng xảy ra. Qua đó bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng của cổ tử cung.

Phương pháp này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy hơi xót khi nhỏ acid acetic vào âm đạo, tuy nhiên cảm giác này sẽ không tồn tại lâu.

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Hãy tập trung nghe chỉ định của bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng cơ thể

Tầm soát ung thư cổ tử cung được cho là một phương pháp không khó thực hiện nhưng đòi hỏi độ chính xác cao. Chính vì vậy mà việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện cũng là một bài toán lớn.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang là một trong những địa chỉ y tế được nhiều người dân tin chọn. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cùng phương châm chăm sóc khách hàng như người nhà, TCI tự tin đem đến những trải nghiệm thăm khám chất lượng cao tới mỗi người dân.

Trên đây là những thông tin về ung thư cổ tử cung và 3 phương pháp giúp tầm soát ung thư cổ tử cung chính được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc nắm được đầy đủ thông tin cần biết. Còn với chị em phụ nữ, hãy chăm sóc bản thân mình tốt hơn nữa để tránh xa căn bệnh ung thư cổ tử cung này nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital