Rò hậu môn là bệnh lý phổ biến xuất hiện ở vùng hậu môn – trực tràng, mang lại rất nhiều “phiền phức’, khó chịu cho người bệnh. Vậy xử lý rò hậu môn như thế nào để điều trị triệt để bệnh lý cũng như ngăn chúng không có cơ hội quay trở lại. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Rò hậu môn là gì?
Bệnh rò hậu môn hay còn có tên gọi khác là bệnh mạch lươn, rò hậu môn hình thành do nhiễm khuẩn các khe và nhú trong ống hậu môn, gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng hậu môn – trực tràng. Khi các tuyến hậu môn nằm giữa 2 cơ thắt của cơ thể bị viêm và tụ mủ, lâu dần mủ tích tụ nhiều đến mức tràn ra ngoài da quanh hậu môn thì sẽ tạo nên những đường rò và lỗ rò đau đớn.
Rò hậu môn được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến có:
– Rò hậu môn là biến chứng của bệnh áp-xe hậu môn không được chữa trị, lâu dần tạo đường rò.
– Do vi khuẩn xâm nhập từ môi trường ngoài khiến hậu môn viêm nhiễm, hình thành vết rò.
– Rò hậu môn cũng có thể là biến chứng một số phẫu thuật như: cắt tầng sinh môn, phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt trĩ …
– Ngoài ra cũng do ảnh hưởng của một số bệnh khác như: dị vật vùng hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng, dị vật tầng sinh hậu môn, nấm, viêm nhiễm, lở loét…
– Trong một số trường hợp, bệnh cũng xuất phát từ các chấn thương hậu môn khi ngã, khi va đập dẫn tới rách vùng hậu môn và tạo lỗ rò …
2. Cách xử lý rò hậu môn
Uống thuốc không thể làm triệt tiêu các lỗ rò mà chỉ có cách duy nhất là phẫu thuật vá các nốt rò hậu môn, lấy hết mủ viêm, bịt kín đường rò mới có thể điều trị hiệu quả và triệt để nhất bệnh lý này.
– Khi phẫu thuật rò hậu môn, bác sĩ sẽ tiếp cận chính xác khu vực rò để lấy hết tổ chức xơ và phá huỷ đường rò từ bên trong kết hợp với nạo sạch mủ, phá hết ngóc ngách, chặn đứng nguy cơ có thể xảy ra rò, phần nào đã hoại tử sẽ được cắt bỏ và cuối cùng là đóng kín lỗ rò bên trong lại.
– Phẫu thuật rò hậu môn hiện là phương án điều trị bệnh lý này một cách tối ưu nhất giúp bịt kín lỗ rò, tránh tái phát
Lưu ý khi điều trị
– Rò hậu môn là bệnh phổ biến tuy nhiên để phẫu thuật mang lại hiệu quả và an toàn đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, khéo léo mới có thể thực hiện các thao tác chính xác mà không làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, do đường rò rất nhỏ và dễ vỡ. Chính vì thế, phẫu thuật rò hậu môn phải được điều trị tại những bệnh viện uy tín, với bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm. Vì nếu có bất kỳ sai sót nào cũng rất dễ làm tổn thương cơ thắt, gây mất tự chủ khi đi đại tiện ở bệnh nhân.
– Bệnh rò hậu môn nếu càng trì hoãn chữa trị sẽ càng khiến cơ thể có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Gây nhiễm trùng hậu môn, tăng số lượng lỗ rò, đường rò ảnh hưởng đến việc đại tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan xung quanh như bàng quang, trực tràng âm đạo, trực tràng niệu đạo…Đồng thời tạo cảm giác tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
3. Triệu chứng rò hậu môn
Dấu hiệu chứng tỏ bị rò hậu môn đó là hiện tượng vùng hậu môn sưng đỏ lên, gây đau đớn. Bệnh nhân cũng bị chảy máu khi đi đại tiện, có dịch vàng chảy ra gây mùi hôi.
Các ổ áp xe xuất hiện ở vùng hậu môn, sau một thời gian sẽ tự vỡ, đóng vảy và liền lại nhưng thi thoảng bị chảy mủ, hiện tượng này cứ tái đi tái lại nhiều lần.
Một số dấu hiệu khác đó là ngứa, bị xì hơi qua lỗ rò. Khi ấn vào vùng hậu môn bằng tay có thể thấy cứng, chắc, đau. Qua thăm khám sẽ phát hiện ra lỗ rò trong.
4. Cách chăm sóc sau mổ rò hậu môn
Sau khi xử lý rò hậu môn thì chăm sóc sau mổ là rất quan trọng. Cần chú ý nhiều thứ liên quan đến vấn đề vệ sinh, theo dõi vết thương, sử dụng thuốc đúng cách và chế độ nghỉ ngơi hợp lý
4.1. Vệ sinh sau mổ:
Đây là vấn đề rất quan trọng giúp vết thương nhanh lành, sạch sẽ, giảm bớt đau đớn. Người bệnh ngâm hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ về lượng thuốc và nước ấm cần dùng. Thay băng gạc tại nhà thường xuyên, nếu người nhà không thành thạo có thể yêu cầu dịch vụ chăm sóc tại nhà để tránh việc không cẩn thận làm vết thương viêm nhiễm và đau đớn.
4.2. Theo dõi kỹ vết thương sau mổ:
Song song với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân cần theo dõi kỹ vết mổ để phát hiện điều bất thường và kịp thời xử lý. Một số hiện tượng có thể xảy ra như chảy máu, chảy dịch từ vết thương trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau mổ. Nếu vết mổ bị sưng lên, đau đớn, cơ thể phát sốt, đi đại tiện không dễ dàng, tiểu khó, nôn hoặc buồn nôn thì cần đến ngay bệnh viện tìm gặp bác sĩ để được xử lý ngay.
4.3. Sử dụng thuốc đúng cách để hỗ trợ phục hồi:
Người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc để giảm đau đớn, bớt nguy cơ nhiễm trùng như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, nhuận tràng… Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và nếu có gì bất thường cần thông báo ngay.
4.4. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý:
Bệnh nhân cần ăn uống dựa theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình đi vệ sinh thuận tiện hơn. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi tại nhà và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Chẳng hạn đi bộ với tần suất vừa phải. Mặc quần áo rộng rãi tránh cọ xát vào vết thương. Bệnh nhân không nên ngồi ở trên các bề mặt quá cứng, gồ ghề. Khi đã quay lại với hoạt động bình thường, không nên vận động quá mức, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn lái xe, đặc biệt không nên đi bơi khi chưa lành hoàn toàn..
Dưới sự can thiệp của công nghệ hiện đại, có thể xử lý rò hậu môn nhanh chóng nhưng quá trình chăm sóc sau mổ cũng vô cùng quan trọng, nếu không hiện tượng rò sẽ tái đi tái lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là cảm giác bất tiện, khó chịu ám ảnh dai dẳng. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu rò hậu môn để được xử lý đúng cách và kịp thời.