Rò hậu môn có nhất thiết cần phải phẫu thuật?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

hậu môn (hay còn gọi là mạch lươn) là bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau trĩ. Loại bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và chất lượng sống.

1. Thông tin bệnh

1.1. Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là một dạng nhiễm khuẩn mạn tính thuộc vùng hậu môn trực tràng, đường rò là một đường hầm, phía trong là một tổ chức hạt mạn tính xuất phát từ quá trình viêm nhiễm tạo lên.

Bệnh là hậu quả của những áp xe quanh vùng hậu môn trực tràng mà không được điều trị nên vỡ ra tạo thành đường rò. Như vậy, để ngăn chặn rò hậu môn cần phát hiện bệnh sớm và điều trị dứt điểm các loại áp xe quanh vùng hậu môn trực tràng.

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn không nguy hiểm đến tính mạng những gây nên nhiều phiền toái ảnh hướng đến cuộc sống của người bệnh

1.2. Phân loại bệnh

Có nhiều cách để phân loại bệnh rò hậu môn:

– Rò hoàn toàn: Trường hợp lỗ trong và lỗ ngoài thông nhau.

– Rò không hoàn toàn: Đường rò có duy nhất 1 lỗ (rò chột).

– Rò phức tạp: Đường rò khá ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, có nhiều lỗ thông ra ngoài da (rò móng ngựa).

– Đường rò đơn giản: Là loại đường rò thẳng, ít ngóc ngách.

– Rò trong cơ thắt: Trường hợp này đường rò khá nông. Đây là hậu quả của áp xe dưới da ngay cạnh hậu môn, loại này thường cho kết quả tốt, ít tái phát.

– Rò qua cơ thắt: Loại này đi qua cơ thắt và là hậu quả của áp xe vùng hố ngồi trực tràng.

– Rò ngoài cơ thắt: Đây là hậu quả của những ổ áp xe ở vùng chậu hông trực tràng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Một số tuyến bã nằm rải rác bên trong lỗ hậu môn, đôi khi, những tuyến bã này bị chặn hoặc bị tắc từ nhiều nguyên nhân và khi đó, vi khuẩn sẽ tích tụ lại tạo thành một ổ áp xe.

Nếu không được điều trị thì ổ áp xe này sẽ càng ngày to ra và cuối cùng sẽ di chuyển ra bên ngoài và đục một lỗ trên da gần hậu môn tạo ra một lỗ hổng thông ra bên ngoài. Lỗ rò gần hậu môn như một đường hầm kết nối giữa tuyến bị viêm với lỗ hổng thông ra bên ngoài này.

Phần lớn nguyên nhân dẫn tới lỗ rò hậu môn từ việc không điều trị kịp thời các ổ áp xe. Tuy nhiên, vẫn có các nguyên nhân khác nhưng hiếm gặp hơn như bệnh lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị lỗ rò hậu môn ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bẩm sinh.

Nguyên nhân rò hậu môn

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường vùng hậu môn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

3. Triệu chứng – Chẩn đoán – Điều trị bệnh

3.1. Triệu chứng của bệnh

Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể được biểu hiện ra bên ngoài. Có thể kể tới một số dấu hiệu điển hình phổ biến nhất như sau:

– Đau nhức ở dưới mông

– Đỏ, sưng quanh hậu môn

– Sốt

– Chảy dịch hoặc mủ ở cạnh lỗ hậu môn

Triệu chứng rò hậu môn

Các triệu chứng của bệnh khiến bạn khó chịu cùng tâm lý ngần ngại nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua mà giấu bệnh

3.2. Cách chẩn đoán bệnh

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các tiền sử bệnh tật và những triệu chứng hiện tại mà bạn gặp phải. Sau đó sẽ đi vào tiến hành thăm khám ở vị trí lỗ rò. Tuy nhiên, việc nhận biết lỗ rò ở từng trường hợp bệnh là khác nhau, một số người lỗ rò rất dễ phát hiện nhưng ở một số khác thì lại khó phát hiện vì các lỗ rò đã đóng lại.

Bác sĩ cũng cần tìm kiếm thêm các dấu hiệu chảy dịch hoặc chảy máu, nhưng nếu chỉ nhìn thì sẽ rất khó có thể phát hiện được có lỗ rò thông vào ống hậu môn hay không. Do đó, để xác định chính xác đường rò hậu môn, bác sĩ cần phải trực tiếp thăm khám hậu môn bằng tay.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh tiến hành nội soi hậu môn để tìm kiếm các ổ áp xe và lỗ rõ ở bên trong của hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, người bệnh có thể được chụp X-quang hoặc chụp CT scan giúp cho việc xác định đường rò một cách chính xác và rõ ràng nhất.

3.3. Phương pháp được chỉ định với bệnh rò hậu môn

Hiện nay, không có thuốc để điều trị dứt điểm bệnh rò hậu môn này, vì vậy phương pháp điều trị duy nhất và tiêu chuẩn là phẫu thuật.

Đối với những trường hợp lỗ rò đơn giản nằm ở vị trí không quá gần hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch và cơ bao quanh đường hầm, tháo mủ, cuối cùng là nạo vét sạch đường rò.

Đối với trường hợp lỗ rò phức tạp hơn, bác sĩ sẽ phải đặt seton vào lỗ rò để dẫn lưu mủ và dịch mủ tiết ra khỏi ổ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật. Thời gian đặt seton có thể sẽ cần kéo dài từ 6 tuần trở lên.

Rò hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được xử trí sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng đáng ngại ảnh hưởng tới sức khỏe và gây nên nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên vì ngại ngùng mà giấu bệnh mà hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital