Xét nghiệm STI cần làm khi nghi mắc bệnh tình dục

Tham vấn bác sĩ

STI hay cũng thường được gọi là STD là cụm từ dùng để chỉ các bệnh lây qua đường tính dục. Những bệnh này thường gây nhiều khổ sở cho người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, nên chủ động xét nghiệm STI để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tổng quan những điểm cần lưu ý về bệnh tình dục và các xét nghiệm STI có thể làm.

1. STI (STDs) – Bệnh lây qua đường tình dục

1.1 Định nghĩa STI – Sexually transmitted infection

STI là chữ viết tắt của cụm từ “sexually transmissible infections” hay còn biết đến với tên gọi bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Các bệnh này sẽ lây từ người bệnh sang người bình thường qua mọi hành vi quan hệ tình dục dù bằng đường nào.

Xét nghiệm STI

STI tương tự như STD dùng để chỉ các bệnh lây qua đường tình dục

Tác nhân gây ra bệnh này chủ yếu là các vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Khả năng nhiễm bệnh đối với cả hai giới là ngang nhau. Một số bệnh STI có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu trứng nào. Nhưng nếu người bệnh không phát giác mà quan hệ làm lây lan bệnh sẽ rất nguy hiểm. Không phải STI nào cũng có thể chữa khỏi hoàn toàn, số bệnh còn lại thường phải kiểm soát do điều trị bằng thuốc. Do vậy, nên định kỳ kiểm tra sức khỏe 1 năm, 6 tháng một lần. Chú ý quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và người thương yêu.

1.2 Nguyên nhân và dấu hiệu bị mắc bệnh STI

Đa số các bệnh STI đều diễn ra một các âm thầm, không có biểu hiện cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh vẫn có một số biểu hiện tiêu biểu như sau:
– Bị đau: Các cơn đau bất thường đến từ việc đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
– Tiết dịch: Triệu chứng tiết dịch bất thường t tiểu mủ, ứ mủ niệu đạo và huyết trắng bệnh lý ở nữ giới
– Sang thương: Xuất hiện tình trạng viêm loét, u nhú mụn mủ, bóng nước hoặc bị phát ban tấy đỏ.
– Rất nhiều trường hợp, bệnh nhân STI không hề có bất kỳ biểu hiện nào trong nhiều năm và bản thân người bệnh cũng hoàn toàn không biết mình bị bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến STI chủ yếu do quan hệ không an toàn

Nguyên nhân dẫn đến STI chủ yếu do quan hệ không an toàn

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh STI chủ yếu là do hành vi quan hệ tình dục không an toàn như Giao hợp dương vật – âm đạo, dương vật – hậu môn Quan hệ tình dục đường miệng (dương vật – miệng; âm đạo – miệng) không dùng bao cao su. Bên cạnh đó có một số hình thức tiếp xúc có xác suất lây nhiễm thấp hơn. Đó là khi dịch tiết âm đạo, tinh dịch hoặc máu của người bệnh tiếp xúc qua các vùng da bị chảy máu hoặc các vùng niêm mạc như mắt, miệng, âm đạo hoặc đầu dương vật của người lành. Ngoài ra khi người mẹ đang mang thai mắc STI cũng có thể lây sang con.

2. Các xét nghiệm STI cần làm

2.1 Khi nào nên xét nghiệm STI?

Chủ động kiểm tra sức khỏe là điều tốt, tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng cần xét nghiệm STI, bởi cũng khá tốn kém thời gian và tiền bạc. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau thì nên làm xét nghiệm, kiểm tra càng sớm càng tốt:

– Cảm thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi quan hệ
– Bản thân quan hệ không chung thủy hoặc phát hiện đối tác không chung thủy
– Tiếp xúc với các chất dịch tiết của người nhiễm bệnh

Nên thăm khám ngay khi thấy những dấu hiệu lạ về sức khỏe sau khi quan hệ

Nên thăm khám ngay khi thấy những dấu hiệu lạ về sức khỏe sau khi quan hệ

Tùy vào lối sống riêng mà một số người có thể đi kiểm tra từ 1 tới 2 lần một năm hoặc có thể kiểm tra vài năm xét nghiệm một lần. Tuy nhiên, cần phải luôn quan hệ tình dục an toàn để hạn chế việc lây nhiễm bệnh. Thông thường thời gian đầu lây nhiễm bệnh Chlamydia và lậu là 24h, còn với HIV và giang mai là khoảng 3 tháng, đây sẽ là thời điểm xét nghiệm cho ra kết quả chuẩn xác nhất.

2.2 Các loại xét nghiệm STI hiện nay

Xét nghiệm STI thường sẽ bao gồm một số loại xét nghiệm như nước tiểu, máu, gạc và thăm khám lâm sàng.
– Xét nghiệm nước tiểu: thường được chỉ định để tìm ra Chlamydia và bệnh lậu. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau 1 ngày trở lên kể từ khi tiếp xúc của người lành với người bệnh. Đi kèm với các xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể đồng thời kiểm tra việc nhiễm trùng đường tiết niệu UTI của bệnh nhân, hoặc nấm men candida vì chúng có chung triệu chứng với bệnh Chlamydia và lậu là gây nóng rát vùng kín, đi tiểu thường xuyên và đau đớn…
– Xét nghiệm máu: thường được chỉ định dùng để tìm ra bệnh HIV và giang mai, nên xét nghiệm thường được thực hiện 3 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, lúc này kết quả có thể chính xác tới 95,5%.
– Xét nghiệm gạc: thường được chỉ định dùng để tìm Chlamydia và lậu ở hậu môn hoặc miệng. Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến hiện nay. Xét nghiệm gạc cũng sẽ được áp dụng khi xét nghiệm nước tiểu không có kết quả, hoặc nghi ngờ kết quả xét nghiệm trước. Với hình thức xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ âm đạo, cổ họng và hậu môn, hoặc những vị trí đau đớn, nghi bị STI. Ngoài ra, những vết loét Herpes cũng có thể xét nghiệm gạc.
– Kiểm tra và thăm khám lâm sàng bên ngoài: Với một số bệnh tình dục có biểu hiện rõ ràng, việc kiểm tra có bị bệnh hay không có thể chẩn đoán qua việc thăm khám, quan sát bên ngoài. Hình thức này sẽ phù hợp nếu bạn có vết loét hoặc mụn có gây đau đớn.

3. Tổng kết vấn đề về xét nghiệm STI

Các bệnh lây qua đường tình dục STI thường diễn ra âm thầm và ảnh hưởng từ từ đến sức khỏe của người bệnh. Chúng sẽ ăn mòn hệ miễn dịch khiến người bệnh suy yếu dần. Phần lớn các bệnh này rất khó để chữa dứt điểm và cần phải có phác đồ điều trị rõ ràng. Bởi thế, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng các biện pháp quan hệ an toàn và có một lối sống tình dục lành mạnh nhất có thể, hạn chế việc quan hệ bừa bãi. Đồng thời, nên thăm khám và xét nghiệm STI định kỳ hoặc bất cứ khi nào phát giác biểu hiện lạ nghi ngờ mắc bệnh. Thời gian thăm khám định kỳ là 6 tháng đến 1 năm một lần và thời gian hợp lý để tiến hành làm các xét nghiệm sẽ phù thuộc vào một số loại bệnh khác nhau. Chủ động nắm được tình trạng bệnh lý của bạn thân sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc và điều trị tốt hơn. Đồng thời ngăn chặn việc lây lan những bệnh nguy hiểm như STI rộng ra cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital