Bệnh STDs có nguy hiểm không? Cách phòng tránh ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Một số loại bệnh STDs nguy hiểm đó là: bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh viêm gan B, HIV, sùi mào gà,…Chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm được các thông tin về những loại bệnh này để có sự thăm khám và điều trị kịp thời trước khi chúng để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Tổng quát về những loại bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

1.1. Bệnh STDs có triệu chứng như thế nào?

Các bệnh có khả năng lây truyền qua con đường quan hệ tình dục còn được gọi là STDs. Những loại bệnh lý này gây ra do sự xuất hiện và sinh sôi của những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…Khi quan hệ tình dục, các loại vi sinh vật này sẽ lây nhiễm từ người mắc bệnh sang cho người không mắc bệnh. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể lây lan qua việc tiếp xúc với máu, dịch tiết, các vết trầy xước và vết loét,…

Các bệnh có khả năng lây truyền qua con đường quan hệ tình dục còn được gọi là bệnh STDs

Các bệnh có khả năng lây truyền qua con đường quan hệ tình dục còn được gọi là STDs

Các bệnh lý STDs có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau, tùy vào từng loại bệnh cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Một số các triệu chứng điển hình khi bị mắc bệnh lý STDs đó là:

– Bộ phận cơ quan sinh dục có dấu hiệu chảy dịch, sưng đau. Xung quanh khu vực cơ quan sinh dục như vùng hậu môn, bẹn,…có hiện tượng sưng, nổi mụn hoặc phù nề.

– Mỗi lần đi tiểu sẽ thấy có hiện tượng nóng rát, khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.

– Đối với nam giới, phần cơ quan sinh dục sẽ có dịch hoặc mủ chảy ra.

– Đối với nữ giới, phần khu vực âm đạo, vùng kín sẽ xuất hiện dấu hiệu lạ, khí hư tiết ra nhiều, có màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu.

– Đôi khi nữ giới sẽ có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.

– Đau rát khi thực hiện quan hệ giao hợp.

– Một số dấu hiệu khác như: sốt cao, phát ban khắp cơ thể, đau bụng dưới,…

1.2. Bệnh STDs xảy ra do các nguyên nhân như thế nào?

1.2.1. Quan hệ tình dục không an toàn gây nên các bệnh lý STDs

Việc quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay vùng hậu môn với người đã mắc các bệnh lý tình dục sẽ khiến chúng ta bị lây nhiễm bệnh rất nhanh. Đặc biệt, nếu như trong trường hợp không sử dụng bao cao su để phòng tránh nhiễm bệnh, thì nguy cơ lây bệnh sẽ càng cao hơn. Đối với những trường hợp có quan hệ tình dục bằng miệng nhưng không sử dụng bao cao su hay tấm chắn bảo vệ thì cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý tình dục.

1.2.2. Quan hệ tình dục với nhiều người làm gia tăng khả năng lây bệnh

Càng có nhiều đối tác quan hệ, thì nguy cơ mắc các bệnh lý tình dục sẽ ngày càng cao. Do đó, để phòng tránh việc mắc bệnh thì chúng ta chỉ nên tôn trọng mối quan hệ 1:1, một vợ một chồng.

1.2.3. Có tiền sử mắc các bệnh STDs

Trên thực tế, nếu như bạn đã từng bị mắc một hoặc nhiều bệnh tình dục STDs thì sẽ có khả năng cao bạn sẽ bị mắc tiếp lần sau, có thể là bệnh cũ hoặc một chủng bệnh khác.

1.2.4. Sử dụng chung bơm tiêm cũng có thể lây nhiễm bệnh STDs

Theo đó, dùng chung kim tiêm sẽ làm cho chúng ta dễ có khả năng mắc các loại bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh lý HIV. Ngoài ra, khi sử dụng chung bơm tiêm cũng sẽ dẫn tới việc lây lan bệnh viêm gan B hay viêm gan C.

1.2.5. Có quan hệ tình dục khi ở độ tuổi quá trẻ

Việc thực hiện quan hệ tình dục từ sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm các bệnh lý tình dục. Do vậy, bố mẹ cần phải có sự chủ động giáo dục giới tính cho con cái, cũng như nhắc nhở con trẻ cần phải phòng tránh lây nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm.

1.2.6. Lây truyền từ mẹ sang con qua quá trình mang thai và sinh nở

Lây truyền bệnh STDs từ mẹ sang con qua quá trình mang thai và sinh nở

Lây truyền STDs từ mẹ sang con qua quá trình mang thai và sinh nở

Nếu như mẹ bầu bị mắc các loại bệnh lý tình dục, thì nên chủ động đi thăm khám phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn cũng như đưa ra những phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh để xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh sang thai nhi.

1.2.7. Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh STDs

– Những đối tượng hay sử dụng các loại đồ uống có cồn, chứa chất kích thích cũng có thể làm cho bản thân không tỉnh táo và phát sinh những sự quan hệ tình dục ngoài mong muốn. Từ đó dẫn tới việc bị mắc các bệnh lý tình dục.

– Ngoài ra, những người bị ép buộc quan hệ tình dục cũng không loại trừ khả năng dễ bị mắc các bệnh lý sinh dục, bởi quan hệ không tự nguyện dễ xảy ra các hành động giao hợp thô bạo, gây các vết thương vùng kín.

– Quan hệ thô bạo sau khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cương dương cũng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh tình dục sang cho người khác.

2. Bệnh STDs gây ra những biến chứng như thế nào?

Các bệnh STDs có những biểu hiện rất khó lường. Tùy vào từng loại bệnh mà có những bệnh sẽ có triệu chứng ra bên ngoài, còn có những bệnh âm thầm phát triển. Do đó, chúng ta nên chủ động thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Một số biến chứng nguy hiểm do các bệnh STDs gây ra đó là:

– Đau ở khu vực vùng chậu

– Gây ra hiện tượng khó có con, hiếm muộn, sảy thai thậm chí là vô sinh.

– Các biến chứng liên quan tới viêm vùng chậu.

– Gây ra bệnh ung thư: ung thư cổ tử cung, ung thử phần trực tràng,…

Do vậy, nếu như bạn gặp phải một số trường hợp sau thì nên đi thăm khám bác sĩ sớm:

– Có phát sinh quan hệ tình dục không đảm bảo với đối tượng bị mắc STDs hoặc có nghi ngờ mắc bệnh.

– Thấy xuất hiện các biểu hiện lạ, nghi ngờ mắc bệnh.

– Khi chuẩn bị có kế hoạch mang bầu và sinh em bé.

3. Phải làm gì để phòng tránh các bệnh STDs?

Chủ động đi thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh STDs

Chủ động đi thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh lý STDs

– Tôn trọng mối quan hệ 1:1, một vợ một chồng. Chung thủy với một bạn tình.

– Chủ động sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục như: dùng bao cao su, sử dụng màng chắn bảo vệ.

– Tránh quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn nếu có nghi nghờ đối tác mắc các bệnh lý tình dục.

– Chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết như: vắc xin HPV, viêm gan B, viêm gan A.

– Trao đổi về việc phòng tránh mắc bệnh tình dục với đối tác quan hệ. Thực hiện tình dục an toàn.

– Quan hệ tình dục trên tinh thần thoải mái, không ép buộc.

– Chủ động đi thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh. Hoặc đi thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần.

Trên đây là một số điều cần lưu ý về các bệnh STDs. Nếu có những dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên chủ động tới bệnh viện để được thăm khám ngay nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital