Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em: Điều trị, giảm vô sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em hay quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có thể khiến trẻ vô sinh trong tương lai, nếu không được kiểm soát hiệu quả. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản; bao gồm cách nhận biết, điều trị và dự phòng quai bị. Đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Mumps virus, thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae gây ra. Mumps virus là virus RNA âm, đơn sợi. Virus này lây chủ yếu qua nước bọt nhưng dịch mũi cũng có thể là vật thể trung gian phát tán chúng. Sự lây của Mumps virus có thể diễn ra ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng.

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Mumps virus, thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae gây ra.

Mumps virus là virus RNA âm, đơn sợi.

2. Đâu là dấu hiệu cho thấy trẻ em bị quai bị?

Triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong 14 – 25 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với Mumps virus. Dưới đây là mô tả cụ thể về các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm cấp tính này:

– Sưng và đau xung quanh tai và họng: Triệu chứng đặc trưng nhất của quai bị là sưng và đau xung quanh tai. Sưng có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên, làm tăng cảm giác đau khi nuốt. Sở dĩ trẻ có triệu chứng này là bởi, quai bị tác động đến các tuyến nước bọt nằm phía dưới và phía sau tai trẻ, khiến chúng bị viêm.

– Sốt: Trẻ quai bị thường sốt. Sốt có thể đi kèm với rét và các cơn run rẩy không kiểm soát.

– Buồn nôn và nôn: Một số trẻ có thể buồn nôn và nôn, nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của quai bị.

– Mệt mỏi, uể oải: Mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ quai bị.

– Triệu chứng khác: Đôi khi, trẻ còn đau đầu và đau cơ xương khớp.

Bố mẹ nên lưu ý, một số trẻ chỉ có 1, 2 triệu chứng. Thậm chí, không ít trẻ còn không có triệu chứng nào trong những triệu chứng trên.

Một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của quai bị là sưng và đau xung quanh tai.

Sưng có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên, làm tăng cảm giác đau khi nuốt.

3. Bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị ở trẻ em có những biến chứng nào?

Như đã chia sẻ phía trên, quai bị rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ biến mất mà không để lại di chứng. Nhưng trong nhiều trường hợp còn lại, bệnh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nặng nề, phổ biến nhất là các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một số vấn đề như thế bố mẹ nên ghi nhớ để tuyệt đối không chủ quan với quai bị:

– Viêm tinh hoàn (tiếng Anh là Orchitis): Viêm tinh hoàn là một trong những biến chứng phổ biến nhất của quai bị ở bé trai. Tình trạng này gây sưng và đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Trong nhiều trường hợp, viêm tinh hoàn có thể khiến trẻ vô sinh khi trưởng thành.

– Viêm mào tinh hoàn (tiếng Anh là Epididymitis): Viêm mào tinh hoàn cũng là một biến chứng khác của quai bị có thể xảy ra ở bé trai.

Viêm buồng trứng (tiếng Anh là Oophoritis): Ở bé gái, quai bị có thể gây viêm buồng trứng, khiến buồng trứng sưng, tạo cảm giác đau cho trẻ.

– Viêm màng não (tiếng Anh là Meningitis): Mumps virus có thể gây viêm màng não, một tình trạng nghiêm trọng, khiến trẻ đau đầu, buồn nôn, nôn, nhức mắt và có thể dẫn đến các tổn thương não vĩnh viễn.

– Viêm não (tiếng Anh là Encephalitis): Nếu Mumps virus xâm nhập vào não, có thể làm não viêm. Viêm não là một biến chứng hiếm nhưng vô cùng nghiêm trọng của quai bị.

4. Thăm khám và điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em ra sao?

4.1. Thăm khám viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Nếu nghi ngờ trẻ bị quai bị, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi thăm khám, bố mẹ cần chia sẻ với bác sĩ bệnh sử của trẻ, bao gồm cả việc xác nhận liệu trẻ đã tiêm vắc xin quai bị hay chưa. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ của các triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm máu để kiểm tra sự tồn tại của Mumps virus. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn điều trị cho trẻ bị quai bị.

Nếu nghi ngờ trẻ bị quai bị, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ.

Bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm máu để kiểm tra sự tồn tại của Mumps virus.

4.2. Một số lưu ý quan trọng trong điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Tương tự các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus khác, điều trị quai bị ở trẻ thường là tập trung giảm triệu chứng, hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý trong điều trị quai bị quan trọng:

– Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể “chiến đấu” hiệu quả với tác nhân gây bệnh.

– Tăng cường bổ sung nước: Khuyến khích trẻ uống nước để ngăn chặn tình trạng mất nước do sốt.

– Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng chúng.

– Chườm mát: Chườm mát cho trẻ bằng nước hoặc đá để giảm sưng, đau xung quanh tai.

– Súc họng: Cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng.

– Theo dõi triệu chứng: Theo dõi chặt chẽ triệu chứng quai bị để đảm bảo không có biến chứng nào đang âm thầm xuất hiện và liên hệ ngay với bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

5. Quai bị ở trẻ em có phương pháp dự phòng đặc hiệu không?

Quai bị ở trẻ em có phương pháp dự phòng đặc hiệu, đó là tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella. Vắc xin này không chỉ bảo vệ trẻ trước quai bị mà còn bảo vệ trẻ trước sởi và rubella. Liều đầu tiên của vắc xin sởi – quai bị – rubella nên được tiêm khi trẻ 1, 2 tuổi; liều tiếp theo nên được tiêm khi trẻ đủ tuổi đến trường. Trẻ sống tại khu vực nguy cơ cao có thể sẽ được bác sĩ đề xuất liều tiêm nâng cao để tăng cường sự bảo vệ.

Phía trên là lưu ý điều trị để tránh nguy cơ vô sinh do quai bị. Theo đó, bố mẹ cần tập trung giảm triệu chứng cho trẻ bằng thuốc hạ sốt, giảm đau, nước muối sinh lý, chườm mát. Hiện tại, quai bị đã có vắc xin, bố mẹ nhất định phải cho trẻ tiêm đủ liều được bác sĩ khuyến cáo, để trẻ được dự phòng trên 95% nguy cơ quai bị. Hy vọng rằng với những thông tin này, bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị sẽ không bao giờ trở thành vấn đề đối với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital