Viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm thanh khí phế quản cấp là bệnh lý viêm đường hô hấp dưới, tác động chủ yếu lên thanh quản và khí quản. Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột và trong một số trường hợp, có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho việc trẻ hô hấp. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin hướng dẫn cách nhận biết và điều trị viêm thanh khí phế quản. Để bảo vệ sức khỏe trẻ toàn diện, đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân phát sinh viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân phát sinh viêm thanh khí phế quản trong 75% các trường hợp là virus á cúm – Parainfluenza, tuýp 1, 2 và 3; đặc biệt là tuýp 1. 25% các trường hợp viêm thanh khí phế quản còn lại là do: Virus Syncytial Respiratory (RSV), Virus Influenza và Virus Paramyxovirus gây ra.

Nguyên nhân phát sinh viêm thanh khí phế quản trong 75% các trường hợp là virus á cúm – Parainfluenza, tuýp 1, 2 và 3; đặc biệt là tuýp 1.

Parainfluenza là nguyên nhân chính gây viêm thanh khí phế quản.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết của viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:

– Sốt: Khi viêm thanh khí phế quản, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng, đi kèm một số triệu chứng khác.

– Ho: Ho là triệu chứng đặc trưng của viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ. Ho có thể là không đờm hoặc có đờm.

– Sưng, đau họng: Đi kèm với ho, trẻ viêm thanh khí phế quản thường sưng, đau họng và khó nuốt.

– Sổ mũi: Viêm thanh khí phế quản có thể khiến trẻ sổ mũi, khó chịu.

– Thở khó, rút lõm lồng ngực khi thở: Trẻ viêm thanh khí phế quản thường thở khó. Vì phải gắng sức, ngực trẻ có thể rút lõm trong quá trình thở.

– Thở khò khè: Khi trẻ thở, có thể xuất hiện tiếng khò khè. Đó là dấu hiệu của tắc nghẽn đường hô hấp.

– Các vấn đề về giấc ngủ: Viêm thanh khí phế quản có thể làm trẻ khó chịu khi nằm, đặc biệt là khi nằm ngửa và do đó, làm trẻ khó ngủ.

– Mệt mỏi, biếng ăn: Viêm thanh khí phế quản có thể làm trẻ mệt mỏi và biếng ăn.

Khi viêm thanh khí phế quản, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng, đi kèm một số triệu chứng khác.

Sốt là dấu hiệu phổ biến của viêm thanh khí phế quản.

3. Biến chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây ra một số biến chứng, đặc biệt là khi bệnh lý này không được điều trị hoặc khi trẻ có yếu tố rủi ro cao. Một số biến chứng phổ biến của viêm thanh khí phế quản chúng ta có thể kể đến ở đây là:

– Tắc nghẽn đường hô hấp: Tình trạng sưng, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch thanh – khí quản có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, làm cho việc thở của trẻ trở nên khó khăn.

– Viêm phổi: Tình trạng nhiễm trùng từ thanh – khí quản có thể lan xuống phổi, gây viêm phổi, một biến chứng nặng, có thể đòi hỏi điều trị tích cực.

– Giảm oxy máu động mạch: Tắc nghẽn đường hô hấp và viêm phổi có thể dẫn đến tình trạng giảm oxy máu động mạch.

– Các bệnh lý viêm đường hô hấp khác: Viêm thanh khí phế quản có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm mũi họng… ở trẻ.

Ngoài những biến chứng trên, trẻ một lần viêm thanh khí phế quản, có nguy cơ tái phát nhiều lần bệnh lý viêm đường hô hấp này, đặc biệt là nếu trẻ có yếu tố rủi ro cao như thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm.

4. Thăm khám và điều trị viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ

4.1. Thăm khám viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ

Nếu nghi ngờ trẻ viêm thanh khí phế quản, tốt nhất là bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện. Tại đó, bác sĩ sẽ nghe phổi trẻ để xác định dấu hiệu viêm thanh khí phế quản. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu viêm thanh khí phế quản được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp viêm thanh khí phế quản nặng, trẻ có thể cần điều trị nội trú, dưới sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế.

Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ viêm thanh khí phế quản cấp, tốt nhất là bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ chụp X-quang.

4.2. Điều trị viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ

Trường hợp viêm thanh khí phế quản nhẹ, trẻ có thể điều trị ngoại trú. Điều trị viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu là tập trung giảm triệu chứng, hỗ trợ hô hấp và đối phó với nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số lưu ý chính trong điều trị viêm thanh khí phế quản:

– Sử dụng thuốc chống viêm corticoid: Thuốc điều trị viêm thanh khí phế quản chính là thuốc chống viêm corticoid. Thuốc này giúp giảm tình trạng nhiễm trùng tại thanh – khí quản.

– Sử dụng thuốc hạ sốt: An toàn nhất là Paracetamol.

– Hỗ trợ hô hấp: Sử dụng máy hút đờm, làm thông thoáng đường hô hấp trong trường hợp trẻ không thể tự khạc đờm. Bố mẹ cũng có thể sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí, giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu khi hô hấp.

– Uống đủ nước: Giữ cho trẻ không mất nước và rối loạn điện giải do sốt, bằng cách cho trẻ uống đủ nước. Nước ở đây có thể là nước lọc, nước dừa hoặc dung dịch Oresol.

– Giữ ấm: Giữ ấm, đặc biệt là cho các vùng đầu, cổ, ngực…, để giảm áp lực đường hô hấp cho trẻ.

– Nghỉ ngơi: Trẻ cần được nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi.

– Theo dõi triệu chứng: Theo dõi chặt chẽ triệu chứng và thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ biến động tiêu cực nào, ví dụ như trẻ khó thở, tím tái, thở rít không cải thiện ngay cả khi đã áp dụng các phương pháp hỗ trợ thở…

– Tuân thủ lịch tái khám: Tái khám đúng lịch để bác sĩ điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

5. Dự phòng viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ tái phát

Viêm thanh khí phế quản dễ tái phát. Để dự phòng sự tái phát của bệnh lý viêm đường hô hấp này, bố mẹ thực hiện các phương pháp sau:

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi, hóa chất, khói thuốc lá và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường có thể kích thích thanh – khí quản.

– Khuyến khích trẻ thực hiện các phương pháp duy trì sức khỏe: Như tập thể dục đều đặn và ăn uống cân bằng dinh dưỡng.

– Cho trẻ uống đủ nước: Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho niêm mạc thanh – khí quản luôn ẩm, giảm khô và kích thích.

– Theo dõi triệu chứng: Nếu có dấu hiệu bất thường như ho, khó thở, tức ngực…, cho trẻ thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phía trên là cách nhận biết và điều trị viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ. Hy vọng rằng với chúng, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn trước bệnh lý viêm đường hô hấp rất nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital