Viêm ruột nhẹ và các thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Viêm ruột nhẹ là bệnh lý ở đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Tại nước ta, tỷ lệ viêm ruột đang dần có xu hướng gia tăng.

1. Viêm ruột nhẹ là bệnh gì?

Viêm ruột nhẹ là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm ruột nói chung do cả vi khuẩn và virus gây ra. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa và phá vỡ chức năng của các cơ quan. Bệnh viêm ruột có thể xảy ở mọi lứa tuổi. Trong đó 2 độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất là từ 17 – 25 và 50 – 60. Tuy nhiên những người mắc bệnh ở nhóm thứ 2 thường không tiến triển nặng như nhóm 1.

Viêm ruột nhẹ là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

Viêm ruột nhẹ là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Phân loại bệnh viêm ruột

Hiện nay bệnh viêm ruột được chia thành hai nhóm: Viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn.

Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng tới bất cứ thành phần nào của hệ tiêu hóa. Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là hồi tràng ( phần cuối của ruột non) và đầu đại tràng. Bệnh Crohn còn ảnh hưởng tới độ dày của thành ruột. Một số trường hợp bệnh Crohn có thể gây ra biến chứng ở ruột như: Thủng ruột, rò ruột, dính ruột.

Bệnh viêm loét đại trực tràng chỉ lên quan tới đại tràng. Bệnh thường khởi phát ở trực tràng và tiến dần lên trên nhưng chỉ giới hạn ở đại tràng. Triệu chứng đặc trưng nhất là người bệnh đi đại tiện ra máu

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột dạng nhẹ

Bệnh viêm ruột nhẹ hiện này chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh.

3.1 Yếu tố di truyền gây viêm ruột nhẹ

Bệnh viêm ruột thường có xu hướng di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị viêm ruột thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Có khoảng 5 tới 20% người mắc bệnh có người thân cấp 1 như: Cha mẹ, anh chị em ruột,… từng mắc bệnh.

3.2 Yếu tố môi trường

Bên cạnh yếu tố di truyền thì môi trường cũng được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh. Một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường có thể nhắc tới là:

– Đặc trưng khí hậu: Người sống ở miền Bắc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống ở miền Nam

– Chế độ ăn kiêng không phù hợp, căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh

– Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm tinh chế, ăn quá nhiều chất béo

3.3 Bệnh viêm ruột nhẹ do virus

Theo các bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm ruột có thể do virus gây ra. Một số loại virus phổ biến là:

– Salmonella:  Loại vi khuẩn này thường gây các bệnh thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc, viêm ruột,…

– E. coli: Chúng thường sống trong đường ruột và có số lượng lớn nhất trong hệ vi sinh vật của cơ thể. Khi có môi trường thuận lợi chúng sẽ sản xuất ra độc tố gây tiêu chảy, đau bụng, sốt,…

– Vi khuẩn Staphylococcus aureus: Vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn là bệnh chốc lở, áp xe có mủ,…

– Shigella: Là vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng tới ruột. Shigella được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu trên toàn thế giới.

3.4 Hệ thống miễn dịch suy yếu

Hệ thống miễn dịch thường tấn công và tiêu diệt những kẻ xâm nhập cơ thể đến từ môi trường bên ngoài như: Vi khuẩn, virus, nấm, vi sinh vật. Khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề chúng sẽ tấn công các tế bào trong hệ tiêu hóa. Điều này dẫn tới tình trạng viêm loét mạn tính ở ruột.

Viêm ruột nhẹ do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có các loại vi khuẩn, virus

Viêm ruột nhẹ do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có các loại vi khuẩn, virus

4. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm ruột dạng nhẹ

Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh viêm ruột là tiêu chảy đôi khi có kèm máu, đau bụng. Cơn đau bụng xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng. Người bệnh sẽ buồn đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu đi tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh. Trường hợp bệnh nhân đi ngoài ra máu có thể dẫn tới mất máu.

Người bị viêm ruột có thể xảy ra táo bón. Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn một phần nào đó trong ruột.

Các dấu hiệu khác là:

-Sốt

– Chán ăn

– Mệt mỏi

– Tiết dịch nhầy ở trực tràng hoặc chảy máu

– Viêm xương khớp, viêm da, viêm mắt

– Rối loạn về da

5. Các biến chứng có thể xảy ra

Người bị bệnh viêm ruột nhẹ có nguy cơ cao bị viêm loét đường tiêu hóa. Nguyên nhân do viêm ruột tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại tấn công. Nếu bệnh được phát hiện muộn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

5.1 Tắc nghẽn đường ruột

Viêm ruột ảnh hưởng tới độ dày của thành ruột. Lòng ruột bị thu hẹp gây cản trở dòng chảy của ống tiêu hóa. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần thì các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ phần ruột bị viêm.

5.2 Suy dinh dưỡng

Người bị viêm ruột sẽ thường có triệu chứng: Tiêu chảy, táo bón. Tình trạng này sẽ gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột. Người bệnh sẽ bị sụt cân nhanh do cơ thể không được cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất.

5.3 Biến chứng ung thư

Bệnh viêm ruột còn làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Những trường hợp không được điều trị sớm có thể lan sang đại trực tràng. Điều này dẫn tới ung thư hậu môn vô cùng nguy hiểm.

Viêm ruột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm ruột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

6. Chẩn đoán bệnh viêm ruột bằng phương pháp nào?

Không thể chỉ dựa trên các triệu chứng mà có thể kết luận bệnh viêm ruột. Bệnh nhân cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp:

Xét nghiệm máu

– Nuôi cấy phân

Nội soi đại tràng

Nội soi dạ dày đại tràng

– Phương pháp chụp X – quang

– Chụp CT hoặc MRI

7. Hướng điều trị bệnh viêm ruột

Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm ruột. Các cách điều trị chủ yếu tập trung vào việc làm giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.

Với tình trạng tiêu chảy, cơ thể bị bị mất nước trầm trọng sẽ được bổ sung thêm nước bằng dung dịch điện giải. Với bệnh nhân tiêu chảy nặng cần truyền dịch theo đường tĩnh mạch đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhập viện.

Tùy vào tình trạng của người bệnh và giai đoạn phát hiện bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Các ca viêm ruột thể nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần nhập viện để bác sĩ tiện theo dõi và chăm sóc.

8. Những điều cần thực hiện để phòng bệnh

Viêm ruột thể nhẹ là bệnh dai dẳng, diễn biến phúc tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mọi người cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng những cách sau:

– Rửa tay với nước và xà phòng trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh

– Không uống các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như: Nước giếng, nước suối. Nên uống nước đã đun sôi và để nguội

– Lựa chọn thực phẩm tươi, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng

– Không nên ăn thức ăn sống mà cần nấu chín trước khi ăn

– Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích vì chúng không tốt cho sức khỏe

– Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý ở hệ tiêu hóa

Hạn chế ăn đồ sống vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn

Hạn chế ăn đồ sống vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn

Viêm ruột nhẹ là bệnh dễ mắc và cũng dễ tái phát. Chính vì vậy mọi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản giúp phòng bệnh và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh được điều trị càng sớm thì nguy ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ càng thấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital