Ho gà là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Hiểu về bệnh và biết con đường lây truyền là vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Vậy ho gà do đâu, có biểu hiện gì và ho gà lây qua đường nào?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ho gà ở trẻ em
Ho gà là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Vi khuẩn này khi tấn công hệ hô hấp thường “bám” trên các lông mao hô hấp và và giải phóng độc tố gây tổn thương.
Bệnh ho gà được liệt vào danh sách bệnh lý nguy hiểm với trẻ em với những triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi và ủ rũ. Các cơn ho thường xuất hiện dữ dội và kéo dài. Khi ngừng ho, trẻ thở rít nặng nề.Cụ thể trẻ sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn ủ bệnh từ 6 đến 20 ngày và không có triệu chứng rõ ràng.
– Giai đoạn viêm long từ 1 – 2 tuần tiếp theo. Khi bước sang giai đoạn này, trẻ sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi và bắt đầu có triệu chứng ho.
– Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 đến 6 tuần với những cơn ho đột ngột và kéo dài, ho nhiều nhất về đêm khiến trẻ thở rít và khạc nhiều đờm. Sau mỗi hơn ho, trẻ sốt nhẹ và toát mồ hôi, tim đập nhanh, thở mạnh.
– Giai đoạn phục hồi từ 2 – 3 tuần trẻ giảm ho, giảm sốt. Tuy nhiên, cẩn trọng bởi sau vài tháng ho gà có thể tái phát nhanh chóng và khiến trẻ bị viêm phổi.
2. Bệnh ho gà lây qua đường nào?
Ho gà là bệnh lý ở người và rất dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua giọt bắn. Tương tự như rất nhiều bệnh lý hô hấp khác, trong nước bọt của trẻ nhiễm bệnh hay người nhiễm bệnh thường chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi sinh sống trong cộng đồng có người bị mắc ho gà, tỷ lệ lây lan là rất cao nếu không có biện pháp bảo hộ và giữ khoảng cách an toàn với người bệnh:
– Lây nhiễm thông qua giọt bắn khi hắt hơi, nói chuyện.
– Lây nhiễm do sử dụng chung dụng cụ ăn uống của người bệnh chưa được vệ sinh hoàn toàn,….
Do là bệnh lý chỉ xuất hiện ở người nên người được coi là ổ chứa duy nhất và nguồn lây bệnh chính là người mang vi khuẩn gây bệnh. Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu về bệnh ho gà, người lành mang trùng hoặc người bệnh đang trong quá trình phục hồi cuối cùng gần như không có khả năng lây bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất và phổ biến nhất thuộc về giai đoạn đầu viêm long và giảm dần khi chuyển sang các giai đoạn khác. Người mắc bệnh ho gà gần như không lây bệnh cho người khác sau 3 tuần kể từ khi bệnh khởi phát.
Mặc dù ho gà lây nhiễm nhanh và thời gian ủ bệnh thường kéo dài khiến khó phát hiện sớm nhưng thời gian tồn tại trong không khí của vi khuẩn ho gà lại rất ngắn. Khi gặp ánh sáng trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong vòng 1 giờ. Chính vì vậy, một trong những biện pháp giúp ngăn chặn ho gà khi có nguồn bệnh là luôn giữ cho phòng được thông thoáng và tối đa hóa nhất ánh sáng ban ngày.
3. Mức độ nguy hiểm của bệnh đối với trẻ
Ho gà là bệnh lý hô hấp vô cùng nguy hiểm đối với trẻ, nhất là với trẻ dưới một tuổi. Ở mọi giai đoạn điều trị nếu không kịp thời, đúng cách và dứt điểm đều có thể gây ra các biến trức đặc biệt nghiêm trọng với trẻ như:
Biến chứng gây viêm phế quản, khí quản, tái phát viêm phổi và xẹp phổi.
Trẻ tổn thương hô hấp dẫn đến lượng oxy không được cung cấp đầy đủ khiến não không được cung cấp đủ oxy và dễ chuyển biến chứng thiếu máu não, tổn thương não cục bộ, tình trạng co giật, chết não và gia tăng nguy cơ tử vong.
Thoát vị ruột và sa trực tràng do những cơn co rút kéo dài.
Theo thống kê từ bộ Y tế, hớn 50% trẻ mắc ho gà cần phải nhập viện điều trị khẩn cấp. Tỷ lệ trẻ gặp biến chứng lên tới 25% trong số này và cứ 100 trẻ mắc ho gà lại có 1 trẻ bị tử vong.
Chính vì thế, cha mẹ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng bệnh ho gà ở trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm nhất để được theo dõi các cơn ho, ngạt thở, cơn ngưng thở, bù bước,…. xử lý kịp thời trong các tình huống xấu.
4. Chăm sóc trẻ như nào để phòng ngừa lây chéo và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Đây cũng là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc điều trị ho gà cho trẻ. Khi chăm trẻ bị bệnh ho gà, cha mẹ cần nhớ những lưu ý sau đây:
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ Do trẻ bị bệnh thường rất mệt mỏi, vị giác thay đổi khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và kén chọn hơn. Chính vì thế nên lựa chọn những món ăn trẻ thích, chế biến nhạt, lỏng, mềm hơn để trẻ dễ dàng ăn.
– Bù nước cho trẻ: bù nước bằng dung dịch oresol pha đúng tỷ lệ và nước trái cây, hoa quả.
– Theo dõi tình trạng sốt và ho của trẻ. Đặc biệt trong thời gian trẻ ngủ có xuất hiện các cơn ngưng thở hay không và phải báo bác sĩ ngay lập tức.
– Không gian chăm sóc cho trẻ cần đủ thoáng và ưu tiên có ánh nắng.
– Vệ sinh cho trẻ đầy đủ, nên lau người qua cho trẻ bằng khăn ấm.
– Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ theo đơn kê của bác sĩ.
– Hạn chế trẻ đang bị bệnh tiếp xúc với các trẻ khác để hạn chế lây nhiễm chéo.
5. Phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh ho gà. Và phần lớn trẻ được đưa đến thăm khám và điều trị khi đã chuyển sang giai đoạn viêm long. Chính vì thế quá trình điều trị thường mất nhiều thời gian và bệnh diễn biến phức tạp hơn. Cách tốt nhất hiện nay giúp trẻ ngừa ho gà chính là thực hiện tiêm phòng ho gà đầy đủ cho trẻ từ 2 tháng tuổi mũi đầu tiên. Mũi thứ hai được nhắc lại khi trẻ 3 tháng tuổi và mũi thứ 3 hoàn thành tiêm chủng ho gà khi trẻ đạt 18 tháng tuổi.
Trên đây là những thông tin giải đáp giúp cha mẹ nắm được ho gà lây qua đường nào để phòng tránh cho trẻ. Ho gà ở người lớn không quan ngại song với trẻ nhỏ nó được coi là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất. Chính vì thế trang bị kiến thức bảo vệ, tiêm phòng cho con là biện pháp hiệu quả nhất chống lại ho gà.