Giải đáp: Bệnh ho gà trẻ em có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, có biểu hiện đặc trưng là các cơn ho kịch phát không kìm chế được. Ngoài các triệu chứng đi kèm khó chịu, bệnh ho gà trẻ em có nguy hiểm không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

1. Ho gà: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và dấu hiệu nhận biết

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh ho gà trẻ em

Nguyên nhân sinh ho gà được xác định là do trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis. Đây là loại trực khuẩn chỉ tìm thấy ở người và chỉ gây bệnh cho người. Hiện nay, Bordetella. pertussis có tất cả 8 thể đã được định danh, với 3 thể: B. parapertussis, B. bronchiseptica, và B. holmesii là sở hữu khả năng gây các bệnh đường hô hấp.

Về cơ bản thì trẻ nào cũng có nguy cơ bị ho gà. Tuy nhiên, những trẻ sau thì có nguy cơ bị ho gà cao hơn bình thường: Thứ nhất, trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ. Thứ hai, trẻ thừa cân – béo phì. Thứ ba, trẻ mắc hen phế quản/COPD. Thứ tư, trẻ nữ.

Nguyên nhân sinh ho gà được xác định là do trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis

Trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis là nguyên nhân gây ho gà

1.2. Dấu hiệu bệnh ho gà trẻ em

Dấu hiệu ho gà không đồng nhất giữa các giai đoạn: Ủ bệnh (kéo dài 9 – 10 ngày, đôi khi kéo dài 20 ngày), khởi phát (kéo dài 7 – 14 ngày), toàn phát (kéo dài 7 – 42 ngày, thậm chí kéo dài 70 ngày) và lui bệnh. Theo đó, ở giai đoạn ủ bệnh, ho gà không có biểu hiện. Ở giai đoạn lui bệnh, các triệu chứng ho gà thuyên giảm và biến mất. Còn ở:

– Giai đoạn khởi phát hay còn gọi là giai đoạn viêm long đường hô hấp: Ho gà có dấu hiệu nhận biết tương tự dấu hiệu nhận biết các bệnh viêm đường hô hấp. Cụ thể, các dấu hiệu đó là: Sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho húng hắng và ho thành cơn ở cuối giai đoạn.

– Giai đoạn toàn phát: Lúc này, ho gà mới biểu hiện đặc trưng, thông qua những cơn ho rũ rượi, mỗi cơn bao gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp, tiếng trước mạnh, tiếng sau yếu. Trong cơn ho, các triệu chứng sau có thể xuất hiện đồng thời: Chảy nước mắt, nước mũi, ngưng thở, mặt đỏ hoặc tím tái, nổi tĩnh mạch cổ,… Còn cuối cơn ho, có thể xuất hiện các triệu chứng: Thở rít như tiếng gà và khạc đờm trong, dính. Trong 2 tuần đầu giai đoạn toàn phát, tần suất các cơn ho là khoảng 15 cơn/ngày. Tần suất này ở các tuần sau của giai đoạn là thấp hơn.

2. Bệnh ho gà trẻ em nguy hiểm không – Chia sẻ của chuyên gia

Đánh giá một cách tích cực trên mặt bằng chung, ho gà không phải là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc trẻ ho gà an toàn tuyệt đối và bố mẹ có thể chủ quan với bệnh nhiễm khuẩn cấp tính này. Ho gà không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, có thể tiến triển đến một loạt những biến chứng tai hại sau:

Viêm phế quản, viêm phổi: Đây là 2 biến chứng phổ biến nhất của ho gà, xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ miễn dịch – đề kháng kém/suy giảm. Thời điểm ho gà biến chứng đến viêm phế quản, viêm phổi thường là vào tuần thứ 2 của giai đoạn toàn phát. Khi đó, trẻ sẽ sốt cao, thở khó, mặt tím tái,…

Bệnh ho gà trẻ em nguy hiểm không - Chia sẻ của chuyên gia

Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của ho gà

– Suy hô hấp: Dấu hiệu nhận biết biến chứng suy hô hấp ở trẻ ho gà là trẻ nổi tĩnh mạch cổ, huyết áp tăng, mạch tăng, phù nề mặt và chi dưới,…

– Tổn thương thần kinh do thiếu Oxy trong quá trình suy hô hấp: Ho gà có thể tiến triển đến biến chứng này sớm hơn cả biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, vào tuần đầu tiên của giai đoạn toàn phát. Khi biến chứng này xuất hiện, bố mẹ có thể nhận biết nó thông qua những dấu hiệu sau: Sốt cao đột ngột, môi tím, da tái, chân tay lạnh, co giật khu trú hoặc co giật toàn thân,…

– Các biến chứng khác, như: Viêm não, xuất huyết màng não, xuất huyết kết mạc, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, thoát vị trực tràng, sa trực tràng,…

3. Ho gà: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

3.1. Chẩn đoán bệnh ho gà trẻ em

Chẩn đoán ho gà có quy chuẩn trên cả lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:

– Trẻ được chẩn đoán là có ho gà trên lâm sàng nếu sở hữu 3 yếu tố sau: Thứ nhất, trẻ có triệu chứng ho kịch phát kéo dài không cầm được ít nhất 2 tuần, thở rít và nôn sau ho. Thứ hai, trẻ tiếp xúc gần với ca bệnh đã được xác định. Thứ ba, trẻ thăm khám trong thời gian và địa điểm dịch tễ bùng phát ho gà.

– Trẻ được chẩn đoán là có ho gà trên cận lâm sàng nếu có ít nhất một xét nghiệm (nuôi cấy, xét nghiệm PCR, huyết thanh học,…) dương tính với trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis, không loại trừ trẻ có kết quả xét nghiệm không đồng nhất, như: Nuôi cấy dương tính và PCR âm tính, nuôi cấy âm tính và PCR dương tính,….

3.2 Điều trị bệnh ho gà trẻ em

Muốn xử lý ho gà hiệu quả, cần điều trị song song nguyên nhân và triệu chứng. Cụ thể:

– Để điều trị nguyên nhân, chuyên gia có thể sẽ chỉ định trẻ sử dụng kháng sinh đồ như sau: Azithromycin 5 ngày (500 mg ngày 1, 250 mg ngày 2 đến ngày 5) hoặc Clarithromycin 500 mg 7 ngày, mỗi ngày 2 lần hoặc Trimethoprim – Sulfamethoxazole 960mg (TMP – SMX) 14 ngày, mỗi ngày 2 lần.

– Để điều trị triệu chứng, mà ở đây chủ yếu là điều trị các cơn ho kịch phát không cầm nổi: Chuyên gia có thể sẽ chỉ định Dextromethorphan.

Cho trẻ thăm khám với chuyên gia khi có dấu hiệu ho gà

Thăm khám và điều trị với chuyên gia để ho gà sớm được kiểm soát

3.3. Phòng ngừa

Trước khi bàn đến các khuyến cáo phòng ngừa ho gà, chúng ta nên nắm được đường lây của nó. Theo đó, tương tự tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác, thông qua dịch tiết mũi họng, ho gà có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh. Một số cách thức phát tán ho gà cụ thể chúng ta có thể liệt kê ở đây là:

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết mũi họng trẻ bệnh ho hoặc hắt hơi ra trong không khí. Trẻ không bệnh ôm/hôn/tiếp xúc gần gũi nói chung với trẻ bệnh.

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh cầm/nắm/sờ/chạm đồ đạc (đồ chơi, mặt bàn, tay nắm cửa,…) dính dịch tiết mũi họng trẻ bệnh rồi vô tay sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng bản thân.

Xem xét 2 đường lây phía trên, chúng ta có một số khuyến cáo phòng ngừa bệnh ho gà trẻ em quan trọng như sau: Thiết lập và thực hành lối sống khoa học, lành mạnh cho trẻ và gia đình (một số đặc điểm cốt lõi của một lối sống như thế là: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến tháng thứ 18 – 24; tăng cường cho trẻ dung nạp thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ; cung cấp đủ nước cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ vui chơi thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày); tiêm phòng ho gà cho trẻ; vệ sinh sạch sẽ thân thể, đồ đạc sinh hoạt và không gian sống của trẻ và gia đình; hạn chế và tốt nhất là tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; thăm khám sức khỏe định kỳ.

Phía trên là lý giải của chuyên gia về mức độ nguy hiểm của ho gà. Nếu còn băn khoăn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital