Chuyên gia giải đáp: Bị ho gà uống thuốc gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, không những đi kèm các triệu chứng phiền toái mà còn có khả năng diễn tiến đến nhiều biến chứng tai hại. Điều trị ho gà, sử dụng kháng sinh là phương pháp chủ yếu. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh: Loại nào và như thế nào, là việc cần thực hiện theo chỉ định của chuyên gia. Đọc bài viết sau để biết thông tin chi tiết về vấn đề bị ho gà uống thuốc gì, bố mẹ nhé!

1. Thông tin cơ bản về ho gà

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ho gà

Như đã chia sẻ phía trên, ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp. Bệnh phát sinh do trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis. Được biết, đây là loại trực khuẩn chỉ tìm thấy ở người và chỉ gây bệnh cho người, có tất cả 8 thể đã được định danh nhưng chỉ 3 thể B. parapertussis, B. bronchiseptica, và B. holmesii trong số đó có khả năng gây các bệnh đường hô hấp.

Ho gà có 4 yếu tố nguy cơ. Khi sở hữu một trong bốn yếu tố này, nguy cơ trẻ bị ho gà là lớn hơn so với bình thường: Thứ nhất, tiêm chủng chưa đầy đủ. Thứ hai, thừa cân – béo phì. Thứ ba, mắc hen phế quản/COPD. Thứ tư, có giới tính nữ.

Trẻ chưa tiêm chủng dễ bị ho gà hơn bình thường

Tiêm chủng chưa đầy đủ, trẻ có nguy cơ mắc ho gà cao hơn bình thường

1.2. Triệu chứng ho gà

Ho gà vô cùng dễ nhận diện, bởi bệnh có biểu hiện đặc trưng cực kỳ rõ ràng. Biểu hiện đó là những con ho rũ rượi, mỗi cơn bao gồm 15 – 20 tiếng ho liên tiếp, mạnh ở những tiếng trước và yếu dần ở những tiếng sau. Trong cơn ho, có thể xuất hiện tình trạng: Chảy nước mắt, nước mũi, ngưng thở, mặt đỏ hoặc tím tái, nổi tĩnh mạch cổ. Cuối cơn ho, có thể xuất hiện tình trạng: Thở rít như tiếng gà và khạc đờm trong, dính. Ho gà phát triển qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh (thường kéo dài 9 – 10 ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 20 ngày), khởi phát hay viêm long đường hô hấp (kéo dài 7 – 14 ngày), toàn phát (kéo dài từ 7 đến 42 ngày, một số trường hợp thậm chí kéo dài 70 ngày) và lui bệnh. Theo đó, biểu hiện đặc trưng của ho gà sẽ xuất hiện ở giai đoạn toàn phát. Trong 2 tuần đầu giai đoạn, tần suất các cơn ho là 15 cơn/ngày. Trong các tuần sau, tần suất đó giảm dần.

Bên cạnh biểu hiện đặc trưng phía trên, ho gà còn một số biểu hiện không đặc trưng là: Sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho húng hắng. Những biểu hiện này không xuất hiện ở giai đoạn toàn phát mà xuất hiện ở giai đoạn khởi phát.

Ngoài giai đoạn khởi phát và toàn phát có triệu chứng, ho gà ở giai đoạn ủ bệnh không có dấu hiệu còn ở giai đoạn lui bệnh, dấu hiệu ho gà thuyên giảm và biến mất.

1.3. Biến chứng ho gà

Ho gà không đơn giản. Sau đây là tổ hợp những biến chứng ho gà có thể tiến triển đến, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực:

Viêm phế quản, viêm phổi: Là 2 biến chứng phổ biến nhất trong số nhiều biến chứng của ho gà, xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ miễn dịch – đề kháng kém/suy giảm. Thời điểm ho gà biến chứng viêm phế quản, viêm phổi thường là từ tuần thứ 2 của giai đoạn toàn phát. Khi đó, trẻ sẽ sốt cao, thở khó, mặt tím tái,…

– Suy hô hấp: Biến chứng này của ho gà có thể đi kèm các triệu chứng: Nổi tĩnh mạch cổ, huyết áp tăng, mạch tăng, phù nề mặt và chi dưới,…

– Tổn thương thần kinh do thiếu Oxy trong quá trình suy hô hấp: Nếu có thì biến chứng này sẽ xuất hiện ngay từ tuần đầu tiên của giai đoạn toàn phát, với các dấu hiệu nhận biết là: Sốt cao đột ngột, môi tím, da tái, chân tay lạnh, co giật khu trú hoặc co giật toàn thân,…

– Các biến chứng khác (tỷ lệ xuất hiện thấp hơn nhưng không hề kém nguy hiểm hơn), như: Viêm não, xuất huyết màng não, xuất huyết kết mạc, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, thoát vị trực tràng, sa trực tràng,…

Ho gà ở trẻ có thể biến chứng đến thoát vị trực tràng

Trẻ có thể bị biến chứng thoát vị trực tràng nếu ho gà tiến triển tiêu cực

2. Bị ho gà uống thuốc gì – Chuyên gia chia sẻ

Không thể tiến hành điều trị ho gà khi việc chẩn đoán bệnh chưa được hoàn tất. Theo chuyên gia chia sẻ, trẻ được chẩn đoán xác định là bị ho gà nếu:

– Trên lâm sàng, trẻ hội tụ đủ các yếu tố sau: Thứ nhất. Trẻ ho kịch phát tối thiểu 2 tuần, trẻ thở rít và nôn sau ho. Thứ hai, trẻ tiếp xúc gần với ca bệnh đã được xác định. Thứ ba, trẻ thăm khám trong thời gian và địa điểm dịch tễ bùng phát ho gà.

– Trên cận lâm sàng, trẻ có ít nhất một xét nghiệm (nuôi cấy hoặc xét nghiệm PCR hoặc huyết thanh học,…) dương tính với trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis, kể cả những trẻ có kết quả xét nghiệm bất đồng, như: Nuôi cấy dương tính và PCR âm tính, nuôi cấy âm tính và PCR dương tính,….

Bị ho gà uống thuốc gì? Khi đã chẩn đoán xác định trẻ bị ho gà, chuyên gia sẽ tiến hành điều trị, sao cho 2 mục tiêu sau luôn luôn được đảm bảo: Điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Thuốc điều trị đối với mỗi mục tiêu là:

– Điều trị nguyên nhân: Azithromycin uống 5 ngày (500 mg ngày 1, tiếp theo là 250 mg ngày 2 đến ngày 5) hoặc Clarithromycin 500 mg uống 7 ngày, mỗi ngày 2 lần hoặc Trimethoprim – Sulfamethoxazole 960mg (TMP – SMX) uống 14 ngày, 2 lần mỗi ngày.

– Điều trị triệu chứng (chủ yếu là điều trị các cơn ho kịch phát): Dextromethorphan.

Bị ho gà uống thuốc gì – Chuyên gia chia sẻ

Cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia

3. Phòng ngừa ho gà

Ho gà có thể lây từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua dịch tiết mũi họng. Với 2 đường lây như vậy, ho gà hoàn toàn có thể được phòng ngừa nếu bố mẹ ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo sau: Thiết lập và thực hành lối sống lành mạnh, khoa học (3 điểm cốt lõi của một lối sống như thế là: Thứ nhất, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến tháng thứ 18 – 24; tăng cường dung nạp thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ. Thứ hai, uống đủ nước. Thứ ba, hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày); tiêm phòng ho gà cho trẻ; vệ sinh thân thể, không gian, đồ đạc sinh hoạt của trẻ và gia đình sạch sẽ; hạn chế hoặc tốt nhất là không tiếp xúc với người bệnh; thăm khám sức khỏe định kỳ.

Phía trên là toàn bộ thông tin về ho gà, bao gồm cả câu trả lời cho câu hỏi “bị ho gà uống thuốc gì”. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi băn khoăn một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital