Vai trò của vaccine ngừa HPV trong phòng ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, với sự ra đời của vaccine ngừa HPV, ung thư cổ tử cung đã có thể được ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vaccine ngừa HPV và vai trò của loại vắc xin này trong việc phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung nhé!

1. Mối quan hệ giữa vaccine ngừa HPV và nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phái nữ

1.1. HPV là gì?

HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau ở người.

Hiện nay có khoảng 100 loại virus HPV khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại có thể lây truyền qua đường tình dục và gây ra các bệnh lý, được chia thành hai nhóm:

– Gây ra các bệnh lý ung thư như ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.

– Gây ra các bệnh lý sinh dục khác như các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục.

Tìm hiểu về HPV

HPV là một trong những nguyên nhân chính gây nên các ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới

1.2. Vắc xin ngừa HPV và vai trò quan trọng trong việc phòng ung thư cổ tử cung

Vaccine ngừa HPV đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh lý ung thư cổ tử cung.

Vắc xin này hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các chủng virus HPV. Khi tiếp xúc với virus HPV, các kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus. Từ đó ngăn ngừa các bệnh do HPV gây ra, trong đó bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

2. Lợi ích và hạn chế của vắc xin HPV trong phòng ngừa bệnh

2.1. Lợi ích của vaccine ngừa HPV

Quả thật, vaccine ngừa HPV mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cụ thể:

– Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư do HPV gây nên như cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư vòm họng,…. Ngoài ra, vắc xin cũng giúp giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cho cả nam và nữ.

– Tăng cường sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của người được tiêm chủng nhờ ngăn ngừa sớm các bệnh do HPV gây ra.

2.2. Hạn chế của vaccine ngừa HPV

Mặc dù có nhiều lợi ích, vắc xin ngừa HPV cũng có một số hạn chế.

Đầu tiên, các loại vắc xin HPV hiện nay không bảo vệ hoàn toàn khỏi tất cả các chủng virus HPV. Cụ thể, các loại vắc xin này chỉ có tác dụng phòng ngừa những loại có trong thành phần của vắc xin.

– Vắc xin Gardasil, chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi 4 loại virus HPV (6, 11, 16, 18).

– Vắc xin Gardasil 9 chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi 9 loại virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58).

Chính vì vậy, việc duy trì các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ vẫn là cần thiết.

Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin, một số tác dụng phụ như đau và sưng tại vị trí tiêm, sốt, buồn nôn,… có thể xuất hiện khiến người tiêm cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên những tác dụng này không kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tìm hiểu về vắc xin Gardasil phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc xin Gardasil 9 giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng virus HPV

3. Đối tượng và lịch tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung

3.1. Các trường hợp nên và không nên tiêm phòng HPV

Những trường hợp nên tiêm phòng HPV

Vắc xin phòng HPV được khuyến cáo tiêm cho cả nam và nữ từ độ tuổi 9 đến 26, chưa từng quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có quan hệ tình dục hoặc đã từng bị nhiễm virus HPV, bạn vẫn có thể được tiêm vaccine để ngăn ngừa các loại virus HPV khác.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung như những người có hành vi tình dục không an toàn hoặc có nhiều đối tác tình dục cũng nên tiêm thực hiện tiêm vắc xin HPV từ sớm.

Những trường hợp nên hoãn tiêm/ không nên tiêm phòng HPV

Mặc dù được đánh giá là an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin này. Đối với những người có tiền sử dị ứng với thành phần có trong vắc xin hoặc đang bị bệnh nhiễm trùng nặng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, chị em phụ nữ không nên tiêm vắc xin phòng HPV nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm.

3.2. Lịch tiêm phòng HPV cụ thể dành cho từng loại vắc xin

Đối với vắc xin Gardasil

Vắc xin Gardasil được áp dụng tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ với phác đồ gồm 3 mũi.

– Mũi 1: Lần đầu thực hiện tiêm.

– Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.

– Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Lưu ý lịch tiêm phòng vaccine ngừa HPV

Tiêm đủ liều và đúng lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh

Đối với vắc xin Gardasil 9

Vắc xin Gardasil được áp dụng tiêm cho cả nam và nữ giới với lịch tiêm sẽ được chia theo độ tuổi. Đối với trẻ từ 9 đến 14 tuổi sẽ thực hiện phác đồ tiêm 2 mũi. Cụ thể:

– Mũi 1: Lần đầu thực hiện tiêm.

– Mũi 2: Tiêm cách 6 – 12 tháng sau mũi 1.

Đối với trẻ từ 15 tuổi đến 26 tuổi, thực hiện phác đồ tiêm tương tự với vắc xin Gardasil và hoàn thành trong vòng 1 năm.

Để đạt được hiệu quả, việc tiêm đủ liều vaccine ngừa HPV là rất quan trọng. Nếu bỏ qua một trong các liều tiêm, hiệu quả của vaccine sẽ giảm đi đáng kể.

4. Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi thực hiện tiêm phòng HPV

– Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước tiêm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về những thắc mắc, lo lắng của mình.

– Chuẩn bị sức khỏe tốt, nên đảm bảo sức khỏe tốt trước khi tiêm phòng HPV. Nếu bạn đang mắc các bệnh cấp tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

– Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số thành phần của vắc xin HPV.

– Tìm hiểu về chi phí tiêm chủng để có sự chuẩn bị. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm y tế khi đi tiêm vắc xin.

Vắc xin ngừa HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh lý ung thư cổ tử cung hiệu quả và an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết và lựa chọn loại vaccine phù hợp cho mình, bạn có thể liên hệ ngay đến hotline của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm. Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn và cùng nhau phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital