Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi cha mẹ lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm chủng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Đây còn là phương án phòng các bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả, đơn giản mà lại vô cùng tiết kiệm. Vắc xin được tiêm ở độ tuổi nào, tiêm bao nhiêu liều sẽ mang lại hiệu quả tối ưu đã được các nhà nghiên cứu dịch tễ học nghiên cứu và đưa ra. Hãy cùng theo dõi lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi mà cha mẹ cần phải lưu ý trong bài viết sau.

1. Những thông tin liên quan đến việc tiêm chủng cho trẻ

1.1 Những kiến thức cơ bản về tiêm chủng

Bằng việc đưa vào cơ thể một lượng vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng với những kháng nguyên đó để sinh ra kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh trong thực tế. Mọi đối tượng ở mọi độ tuổi đều nên tiêm phòng để phòng ngừa bệnh tật, nhất là trẻ em.

Tiêm phòng không chỉ là phương pháp phòng bệnh tối ưu mà còn là phương tiện để dần loại bỏ những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từng xuất hiện trong lịch sử y học của nhân loại.

Có 2 tác nhân chính gây bệnh truyền nhiễm là vi khuẩn và virus. Tương ứng có 2 loại vắc xin phòng các bệnh do vi khuẩn và virus sinh ra bao gồm:

– Những bệnh do các loại vi khuẩn sinh ra như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, thương hàn, dịch hạch, tả, viêm màng não.

– Những bệnh gây ra bởi virus như: Bại liệt, sởi, quai bị, Cúm, rubella, viêm gan, viêm não Nhật Bản, dại.

Mỗi mũi tiêm khác nhau sẽ có thời hạn tác dụng khác nhau.

Mỗi mũi tiêm khác nhau sẽ có thời hạn tác dụng khác nhau.

Mỗi mũi tiêm khác nhau sẽ có khoảng thời gian tác dụng phòng bệnh khác nhau tùy thuộc vào loại tác nhân gây nên bệnh là gì. Nhiều loại vắc xin có tác dụng rất dài, có thể lên đến hàng chục năm nhưng cũng có loại chỉ tác dụng trong 1 năm, thậm chí có thể trong vài tháng.

1.2 Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ mang lại nhiều lợi ích

Trẻ em, nhất là dưới 5 tuổi có sức đề kháng chưa hoàn thiện nên dẫn đến khả năng dễ nhiễm các bệnh từ môi trường bên ngoài.

Trong điều kiện khí hậu toàn cầu có sự thay đổi, môi trường ô nhiễm nhiều, có rất nhiều loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển. Dịch bệnh ngày càng diễn biến rất khó lường, nhất là sau đại dịch Covid 19.

Hiện nay, tuy rằng y học đã có sự tiến bộ lớn nhưng vẫn còn nhiều bệnh nếu như để xảy ra dịch trên diện rộng, người mắc không có điều kiện để tiếp cận việc điều trị một cách kịp thời thì vẫn có nguy cơ dẫn đến tử vong hoặc những di chứng sau này. Đối với trẻ em thì hậu quả còn nặng nề hơn cho chính trẻ và cho gia đình.

Có rất nhiều lợi ích khi mang trẻ đi tiêm phòng.

Có rất nhiều lợi ích khi mang trẻ đi tiêm phòng.

Chính vì vậy, việc cho trẻ em đi tiêm phòng, nhất là đối tượng trẻ từ sơ sinh cho đến 2 tuổi mang đến những lợi ích vô cùng to lớn. Tiêm phòng giúp cho cơ thể trẻ chủ động tạo ra các kháng thể cần thiết nhằm ghi nhớ và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus trong tương lai. Đây chính là lý do mà các bậc cha mẹ cần phải ghi nhớ lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi.

2. Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi

2.1 Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh

Vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B là 2 loại vắc xin thường được tiêm cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Viêm gan B là mũi vắc xin đầu tiên được tiêm cho trẻ ngay sau khi trẻ sinh 24 giờ, thường tiêm tại bệnh viện. Nếu không thể tiêm đúng lịch 24h thì cần tiêm sớm nhất cho trẻ.

Vắc xin BCG là vắc xin phòng bệnh lao và thường được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 30 ngày sau sinh. Cha mẹ nên ghi nhớ lịch tiêm này để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch.

2.2 Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 1 tháng đến 2 tuổi

Trẻ trên 1 tháng tuổi, cụ thể là 6 tuần tuổi có thể được cho uống vắc xin rota để phòng bệnh viêm dạ dày ruột. Trẻ được uống 2 liều (đối với vắc xin Rotarix hoặc Rotavin), mỗi liều cách nhau 4 tuần. Nếu uống vắc xin rotateq của Mỹ thì cần uống 3 liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần.

Bên cạnh vắc xin rota đường uống, trẻ có thể được tiêm thêm vắc xin phế cầu nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh: viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn phế cầu. Trẻ cần tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau 4 tuần. Mũi nhắc lại tiêm sau mũi 3 ít nhất là 6 tháng. Với những trẻ tiêm muộn hơn sẽ có phác đồ tiêm riêng.

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng mũi 6 trong 1, tức mũi vắc xin phòng 6 bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm. Có thể lựa chọn vắc xin Hexaxim hoặc Infanrix Hexa là 2 loại vắc xin phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Lịch tiêm cho trẻ là 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần và mũi nhắc lại sau mũi thứ 3 12 tháng.

lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Ghi nhớ lịch để đưa trẻ đi tiêm đúng ngày.

Đủ 6 tuổi trẻ sẽ cần tiêm mũi vắc xin phòng bệnh Cúm và Não mô cầu BC phòng bệnh viêm não. Mũi cúm tiêm lần đầu thì cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách này 4 tuần. Sau mũi này, hàng năm cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm nhắc lại phòng bệnh Cúm. Tốt nhất nên tiêm vào thời điểm trước mùa dịch để cơ thể kịp thời sản sinh ra kháng thể để phòng bệnh. Mũi vắc xin viêm não mô cầu BC thì cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 2 tháng.

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, cha mẹ cần nhớ lịch để đưa trẻ đi tiêm phòng hàng loạt các mũi như:

– Mũi sởi quai bị rubella: Trẻ có thể tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy thời gian tiêm và loại thuốc.

– Mũi viêm não Nhật Bản: tiêm 2 mũi cách nhau 1 năm hoặc đợi đến 1 tuổi để tiêm cho trẻ loại Jevax hoặc Jeev

– Mũi thủy đậu: Nếu tiêm khi trẻ 9 tháng cần tiêm 2 mũi cách nhau 3 đến 6 tháng. Nếu đợi đến khi trẻ 12 tháng tuổi mới tiêm thì chỉ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại sau 4 năm.

– Mũi não mô cầu ACYW 135: Trẻ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại sau 3 tháng.

Đối với trẻ đủ 1 tuổi, cha mẹ đừng quên cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm gan A với 2 mũi tiêm cách nhau 6 tháng.

Trẻ trước khi được 2 tuổi cần tiêm nhắc lại những mũi trên theo như hẹn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề tiêm chủng cũng như lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi để cha mẹ tham khảo. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ ghi nhớ để đưa con em mình đi tiêm phòng đúng thời điểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital