Ung thư vú có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ung thư vú có lây không là lo lắng của nhiều người, đặc biệt là những người có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Bệnh ung thư vú có lây không?

Ung thư bắt đầu từ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại vú, thường bắt đầu từ các tế bào trong ống dẫn tạo sữa hoặc các tiểu thùy… ung thư vú có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, cơ hội sống cho người bệnh có thể lên tới trên 90%.

Ung thư vú chiếm tỷ lệ mắc hàng đầu ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới

Rất nhiều người lo lắng ung thư vú lây nhiễm mà có tâm lý xa lánh, ngại tiếp xúc với người bệnh bên cạnh đó cũng có nhiều người mắc bệnh sợ sẽ lây bệnh sang con gái của họ. Vậy thực chất bệnh ung thư vú có lây không?

– Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư vú không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc, xa lánh bệnh nhân ung thư là hoàn toàn không có cơ sở.

Ở một khía cạnh khác, xét về góc độ di truyền, ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ. Điều này cũng dễ gây hiểu lầm rằng bệnh lây lan trong gia đình.

Các chuyên gia cho biết, có khoảng 5% ca mắc ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, nếu có mẹ, chị/ em gái… mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc của bạn có thể cao gấp khoảng 3 lần so với người bình thường.

Một số gen đột biến có thể gây ung thư vú là:

  • BRCA1 và BRCA2: khoảng 70% nữ giới mang hai loại gen đột biến này có thể phát triển thành ung thư vú trước độ tuổi 80 tuổi.
  • ATM
  • PT53
  • STK11
  • CDH1
  • PTEN
  • CHEK2…

Phòng bệnh ung thư vú như thế nào?

Thực tế, nguyên nhân gây bệnh ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ và có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cách phòng bệnh vẫn được các chuyên gia khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ và khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số phương pháp phòng bệnh được các bác sĩ khuyến cáo:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Một số thực phẩm được khuyên dùng là bắp cải, súp lơ xanh, cà rốt, đậu nành..
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
  • Hạn chế tiếp xúc trong môi trường có khói thuốc
  • Sinh con ở độ tuổi hợp lý

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm có thể phát hiện bệnh ngay khi chưa có biểu hiện

  • Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm có thể phát hiện bệnh ngay khi chưa có biểu hiện, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay ở giai đoạn tiền ung thư… Khám xét nghiệm ung thư vú thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 153, chụp X quang vú, siêu âm tuyến vú màu…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital