Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV có chữa khỏi không là vấn đề được các “đấng mày râu” hết sức quan tâm.
Menu xem nhanh:
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4( cuối) là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV hay giai đoạn cuối là khi các khối u ác tính của tuyến tiền liệt đã lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác mà phổ biến là cột sống, xương sườn, xương chậu hoặc các cơ quan xa như: bàng quang, trực tràng, gan, phổi…
Những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối mà bệnh nhân gặp phải bao gồm:
- Đau lưng dưới, nhất là phần hông và đùi.
- Đại tiện ra máu, đau rát khi tiểu tiện.
- Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu đục.
- Rối loạn cương dương, khó khăn khi quan hệ tình dục.
- Ngoài ra, do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, chán ăn, sút cân, rụng tóc, sạm da…
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối có chữa khỏi không?
Phương pháp điều trị bệnh giai đoạn này chủ yếu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất, bao gồm:
Điều trị nội tiết
Điều trị nội tiết (hormone liệu pháp) nhằm ngăn chặn cơ thể sản xuất nội tiết tố nam testosterone – yếu tố kích thích tế bào ung thư phát triển, làm cho chúng chết đi hoặc phát triển chậm hơn. Hormone liệu pháp có thể sử dụng để thu nhỏ khối ung thư trước khi xạ trị, giúp tăng tỉ lệ thành công cho bức xạ trị liệu.
Điều trị hóa chất
Chỉ định cho các trường hợp thất bại với phương pháp điều trị nội tiết. Hóa trị là dùng thuốc, hóa chất đưa và cơ thể thông qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khi tế bào ung thư đã lây lan đến các vùng xa của cơ thể. Phương pháp này sẽ giúp giảm nhẹ các cơn đau cho người bệnh.
Điều trị tia xạ
Phương pháp điều trị tia xạ bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Xạ trị ngoài không chỉ định với bệnh nhân có tiền sử xạ trị tiểu khung, dung tích bàng quang nhỏ, viêm trực tràng, tiêu chảy mạn tính mức độ vừa và nặng. Xạ trị ngoài có thể kết hợp với điều trị nội tiết, xạ trị thêm hạch chậu nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng. Xạ trị ngoài sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ.