Ung thư dạ dày giai đoạn 4 là khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn cuối của bệnh. Đây cũng là giai đoạn có tiên lượng sống không cao và thường thì người bệnh ít đáp ứng với các phương pháp điều trị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bệnh nhân và người thân những cách để chăm sóc giảm nhẹ đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả trong giai đoạn này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về khái niệm ung thư dạ dày trong giai đoạn 4 là gì?
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 là thời điểm các khối u ác tính di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như: gan, phổi, hạch bạch huyết, não, xương… Trong đó, căn bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn 4 thường gặp phải hai tình trạng:
– Ung thư phát triển xuyên qua thành dạ dày đến các mô hoặc các cơ quan lân cận hoặc lan đến những hạch bạch huyết trong khoang bụng. Tuy nhiên khối u vẫn chưa lan đến các cơ quan xa hơn.
– Trường hợp nặng nhất, khối u di căn đến các bộ phận xa so với dạ dày như gan, phổi, hạch bạch huyết, mô lót trong bụng…
2 Những dấu hiệu đặc trưng của ung thư dạ dày ở giai đoạn 4
Nếu như ở những giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh thường rất khó nhận biết thì sang đến giai đoạn 4, biểu hiện của bệnh thường rõ ràng và dễ nhận biết hơn.
Người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu sau để chủ động thăm khám:
2.1 Đi ngoài phân có màu đen
Dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn là phân sẽ có màu đen. Nguyên nhân của hiện tượng này là do máu ở khối trong dạ dày vỡ ra hoặc bị tổn thương chảy xuống hậu môn trộn với thức ăn dẫn tới biến thành màu đen.
Bên cạnh đó thì nhiều trường hợp bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu.
2.2 Luôn có cảm giác muốn nôn hoặc bị nôn mửa
Khối có chèn ép dạ dày khiến việc chứa thức ăn khó khăn hơn dẫn tới việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn kém. Do đó, người bệnh thường cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục. Trường hợp nặng có thể nôn ra máu cùng với đồ ăn do khối u có thể bị vỡ dẫn tới loét dạ dày hoặc chảy máu.
2.3 Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là nơi bị ảnh hưởng khá lớn của bệnh ung thư bởi dạ dày hoạt động kém dẫn tới người bệnh chán ăn, khó tiêu. Do đó cân nặng có thể bị sút nghiêm trọng, đó cũng là nguyên nhân khiến người bệnh ung thư dạ dày thường khó lao động, sinh hoạt giống như người bình thường khác.
2.4 Bụng bị chướng và đau
Thông thường, ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu có thể dẫn tới những cơn đau âm ỉ kéo dài nhưng khi chuyển sang giai đoạn cuối thì những cơn đau hay chướng bụng này ngày một nghiêm trọng hơn. Đa số cơn đau tập trung ở khu vực trên rốn.
Hiện tượng này xuất phát từ việc khối u lan đến các cơ quan khác như não, phổi, xương… dẫn tới chèn ép các dây thần kinh dẫn tới đau đớn.
2.5 Thiếu máu
Ở giai đoạn 4, người bệnh thường không cảm thấy ngon miệng nên thường ít ăn uống nhiều dẫn tới không hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Cảm giác nghẹn, khó chịu, chướng bụng và buồn nôn khiến việc nạp thức ăn vào trở nên khó khăn hơn.
Cùng với đó, người bệnh đi ngoài ra máu nhiều dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu máu.
2.6 Cảm giác được khối u ở bụng
Ở giai đoạn 4, khối u đã phát triển với số lượng khá nhiều và kích thước cũng lớn. Do đó khi người bệnh sờ vào bụng có thể nhận thấy một khối rắn tại bụng, đó chính là khối u ung thư.
2.7 Thể trạng yếu, suy kiệt
Bước vào giai đoạn 4, thể trạng của người bệnh cũng kém đi rất nhiều. Những biểu hiện trên cơ thể có thể như sau:
– Người bệnh khó thở, hụt hơi, thở rất chậm
– Cổ họng bị nghẹn ứ do, cảm giác có thứ mắc ở cổ nhưng không nuốt hay nhổ ra được
– Da dẻ xanh xao hoặc xám lại, nhất là bàn tay hoặc bàn chân, môi khô
– Khó kiểm soát việc đi tiểu
– Các cử chỉ, hành động không được linh hoạt hay nhanh nhẹn
– Trí nhớ giảm sút, nhận thức kém, cơ thể luôn thấy bồn chồn.
3. Tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn 4
3.1 Tiên lượng bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn 4
Khi bước sang giai đoạn muộn thì đa số tế bào ung thư đã di căn đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể người bệnh. Do đó, tỉ lệ sống sót sau 5 năm thường chỉ còn khoảng 6%.
Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và điều trị tâm lý chính là hướng hỗ trợ nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Bên cạnh đó, người thân cũng nên hỗ trợ người bệnh tăng sức đề kháng thông qua việc động viên tinh thần, hỗ trợ bệnh nhân xoa bóp, ăn uống… hàng ngày.
3.2 Các phương thức điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn 4
Điều trị ung thư dạ dày trong giai đoạn 4 thế nào phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u trong cơ thể người bệnh cũng như những triệu chứng người bệnh gặp và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị giai đoạn trước.
Để thu nhỏ kích thước khối u, hạn chế triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định những phương pháp sau: hóa trị, xạ trị, thuốc… Đó là những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh khi tiến triển đến giai đoạn này.
Bên cạnh đó, dựa trên tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp giúp giảm bít tắc hệ tiêu hóa, giảm đau đớn và duy trì thể trạng cho người bệnh như: laser, đặt ống stent.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về ung thư dạ dày giai đoạn 4, để điều trị mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, đồng thời xây dựng nguyên tắc sống khoa học.