Ung thư dạ dày giai đoạn 1 – Tiên lượng và điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 là thời điểm ung thư mới hình thành và chưa xâm lấn đến các cơ quan xa khỏi cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ khái quát những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm được về ung thư dạ dày trong giai đoạn này.

1. Khái niệm ung thư dạ dày giai đoạn 1 là gì?

1.1 Ung thư dạ dày trong giai đoạn 1 là gì?

Giai đoạn ung thư có thể đánh giá được mức độ di căn của khối u. Ung thư dạ dày ở giai đoạn này hình thành và tế bào ung thư xâm lấn đến lớp cơ của dạ dày và các khối u vẫn chưa có dấu hiệu di căn đến các hạch bạch huyết hay những bộ phận cơ thể khác.

Ung thư dạ dày giai đoạn này được chia thành:

– Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư phát triển đến những lớp nâng đỡ của dạ dày.

– Giai đoạn 1b: Khối u xâm lấn đến các lớp cơ của thành dạ dày hoặc có thể di căn tới 1-2 hạch bạch huyết lân cận.

Tìm hiểu về Ung thư dạ dày giai đoạn 1

Ung thư dạ dày ở giai đoạn này hình thành và tế bào ung thư xâm lấn đến lớp cơ của dạ dày và các khối u vẫn chưa có dấu hiệu di căn

Do ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện nên đa số người bệnh khó có được cơ hội điều trị sớm và khỏi bệnh ngay từ ban đầu. Những trường hợp phát hiện sớm bệnh đa số là bởi bệnh nhân đi khám sức khỏe hoặc vô tình chụp chiếu bệnh lý khác và phát hiện ra.

Tuy nhiên, để có thể nắm bắt cơ hội chữa bệnh, người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi giúp việc điều trị tiến triển tốt nhất.

1.2 Những dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn 1

Những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn này thường không rõ ràng, điển hình với một số triệu chứng có thể gặp phải như sau:

– Cân nặng sụt giảm nhanh chóng không có nguyên nhân

– Đau bụng ở vùng trên rốn(thượng vị)

– Cảm thấy buồn nôn hoặc bị ợ chua, khó tiêu

– Không có cảm giác ngon miệng hay có cảm giác thèm ăn

– Cơ thể mệt mỏi, thần sắc suy nhược

– Máu lẫn ở bãi nôn hoặc lẫn trong phân

– No rất nhanh mặc dù ăn ít.

Những triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa, tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài mà không giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Chẩn đoán sớm sẽ giúp người bệnh có nguy cơ chữa khỏi bệnh cao hơn.

2. Làm thế nào để phân biệt sớm ung thư dạ dày giai đoạn đầu?

Phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày giai đoạn 1 chính là cách để người bệnh ngăn ngừa và điều trị với kết quả khả quan nhất. Cách để phát hiện sớm bệnh chính là người bệnh chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó bao gồm:

Nội soi dạ dày: Đây là thủ thuật để bác sĩ thấy được toàn bộ dạ dày người bệnh.

– Sinh thiết tế bào dạ dày: Có thể thực hiện trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ loại bỏ mẫu mô nhỏ trong dạ dày để kiểm tra xem có phải tế bào ung thư hay không.

– Xét nghiệm ung thư dạ dày như xét nghiệm bộ gen, ADN của khối u để tìm đột biến, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan… xác định giai đoạn bệnh.

– Kiểm tra hình ảnh: xác định ung thư và mức độ lây lan xem đang ở vị trí nào thông qua: chụp cắt lớp, CAT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron, PET, chụp X quang…

ung thư dạ dày trong giai đoạn 1

Để được điều trị sớm bệnh ung thư, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

3. Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu có thể sống được bao lâu?

Bệnh ung thư dạ dày nếu được chẩn đoán sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh thường cao hơn. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư nằm trong dạ dày nên việc loại bỏ chúng thường dễ dàng hơn và cũng chưa gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh ung thư đại tràng:

– Giai đoạn 1A là 71%

– Giai đoạn 1B là 57%, con số này thấp hơn bởi tế bào ung thư đã lan đến 1-2 hạch bạch huyết hoặc lớp cơ chính trong dạ dày.

Bên cạnh đó, tiên lượng sống của người bệnh cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như: loại ung thư mắc phải, kích thước khối u, sức khỏe tổng thể, mức độ lây lan, độ tuổi, bệnh lý đi kèm và việc điều trị đáp ứng có tốt không.

Thời gian sống của mỗi bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ khác nhau mà không tương đồng cho bất kì trường hợp nào, để có một sức khỏe tốt và điều trị bệnh hiệu quả thì mỗi bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình.

4. Điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu như thế nào?

Đa số các trường hợp ung thư dạ dày sẽ được xây dựng các phương pháp phù hợp để điều trị, phác đồ sẽ được theo dõi và xuyên suốt căn cứ theo:

– Giai đoạn bệnh trong thời điểm phát hiện

– Loại tế bào ung thư mà người bệnh gặp phải

– Vị trí mà ung thư xuất hiện

– Tình trạng sức khỏe hiện trạng của bệnh nhân.

Điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn 1

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp

Đa số ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư bởi chúng mới chỉ khu trú trong dạ dày mà chưa di căn xa. Phẫu thuật có thể loại bỏ một phần dạ dày và khối u trong hạch bạch huyết. Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ nối phần dạ dày còn lại với ruột non và thực quản.

Nếu khối u có tiến triển lớn so với kết quả xét nghiệm khi phẫu thuật thì có thể tiến hành hóa trị để thu nhỏ kích thước khối u sau đó cắt bỏ khối u dễ dàng hơn. Ngoài ra sau đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định hóa trị để ức chế và ngăn cản sự phát triển của khối u.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có thể chữa được nếu bệnh nhân được điều trị tích cực. Đồng thời, để hỗ trợ quá trình chữa trị đạt kết quả cao, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn, ngủ, nghỉ và tập luyện hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital