Trẻ sốt xuất huyết dưới da: nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ sốt xuất huyết dưới da là một biểu hiện của tình trạng bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn phát triển. Bệnh này có khả năng trở nên nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện và nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo là điều vô cùng quan trọng. Sau đó nắm được nguyên nhân và cách xử lý kịp thời tình trạng trẻ sốt xuất huyết dưới da cũng giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Cùng Thu Cúc TCI giải quyết rõ những vấn đề trên nhé.

1. Tình trạng trẻ sốt xuất huyết dưới da là gì?

Sốt xuất huyết dưới da, hay còn gọi là xuất huyết ngoài da do bệnh sốt xuất huyết. Đây là một tình trạng trong đó các mạch máu bên trong cơ thể bị vỡ, gây ra sự chảy máu vào các mô bị tổn thương. Kết quả của tình trạng này thường thể hiện qua việc xuất hiện các vết bầm tím, xanh, hoặc đen trên da, hoặc các đốm đỏ nhỏ nằm dưới da.

Tình trạng trẻ sốt xuất huyết dưới da là gì?

Những nốt chấm đỏ xuất hiện gây ngứa khi trẻ bị sốt xuất huyết (minh họa).

Những chuyên gia y tế cho biết rằng những biểu hiện xuất huyết thường xuất hiện ở nhiều điểm. Ví dụ mặt trước của cả hai cánh tay và chân, bên trong đùi, bụng, mạn sườn hoặc thậm chí là xuất hiện các vùng bầm tím. Xuất huyết cũng có thể xảy ra trong các niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi. Thậm chí là nôn máu, tiêu chảy với phân màu đen hoặc có máu, hoặc chảy máu âm đạo.

Sốt xuất huyết dưới da là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh đang tiến triển và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, việc cấp cứu kịp thời là rất quan trọng. Vì việc trễ hơn có thể gây ra tử vong hoặc tạo ra những hậu quả nghiêm trọng sau này.

2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Dengue gây ra. SXH có khả năng tạo ra các đợt dịch bệnh trong cộng đồng. Muỗi vằn (Aedes aegypti) được xem là vật trung gian lây truyền bệnh này, khi chúng truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khác thông qua vết thương do đốt.

Sốt xuất huyết dưới da có phải là tình trạng nguy hiểm không?

Muỗi vằn (Aedes aegypti) được xem là vật trung gian lây truyền bệnh SXH.

Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh:

– Trong trường hợp nhẹ, có triệu chứng sốt cao đột ngột (39-40 độ C). Bệnh SXH có thể kéo dài trong vòng 4-7 ngày và khá khó điều trị. Tình trạng đau đầu nặng; đau nhức ở khớp và cơ; buồn nôn và nôn mửa xuất hiện. Bên cạnh đó, có dấu hiệu nổi mẩn đỏ và phát ban trên da bé.

– Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân thường trải qua xuất huyết với các dấu hiệu khác nhau. Bao gồm chấm đỏ ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím, tiêu chảy với phân đen, mệt mỏi, đau bụng nhiều, nôn mửa, cảm giác lạnh ở chân tay. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Cần lưu ý rằng tình trạng xuất huyết có thể chỉ xảy ra ở một số người bệnh. Trong trường hợp này, việc chăm sóc kỹ lưỡng và quan sát các triệu chứng rất quan trọng. Nếu trở nặng hơn, người bệnh SXH cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

3. Sốt xuất huyết dưới da có phải là tình trạng nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, xuất huyết dưới da là một tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có đặc điểm triệu chứng đa dạng. Nó có thể tiến triển từ trạng thái nhẹ ban đầu với sự xuất hiện của xuất huyết dưới da đến trạng thái nặng hơn. Khi nặng sẽ có các biểu hiện như sốc, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng hoặc suy đa cơ quan. Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Các trường hợp xuất huyết dưới da, nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể gây nguy cơ đối với tính mạng. Bao gồm thoát mạch (dịch hoặc plasma thấm ra khỏi mạch máu), sự tồn tại của chất lỏng (trong các khoang cơ thể như màng phổi, màng tim hoặc bụng). Thậm chí suy hô hấp, chảy máu và sự suy giảm chức năng của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.

4. Sốt xuất huyết dưới da thường xuất hiện vào giai đoạn nào?

Xuất huyết dưới da do bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở giai đoạn quan trọng của bệnh. Đây là giai đoạn thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh SXH. Lúc xuất huyết này có thể được xem là giai đoạn nguy cấp của bệnh. Trong giai đoạn này, triệu chứng sốt có thể giảm đi hoặc vẫn tiếp tục. Dần dần xuất hiện các biểu hiện xuất huyết đặc trưng từ nhẹ đến nặng, do sự giảm tiểu cầu trong máu. Giai đoạn này thường đi kèm với nguy cơ nhiều biến chứng.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm hiện chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị cụ thể. Vì vậy nó có thể đe dọa tính mạng của người bệnh qua nhiều hình thức xuất huyết. Bạn hãy không được chủ quan và nên thăm khám y tế để theo dõi và tránh các biến chứng nguy hiểm đối với tính mạng.

5. Cách xử lý khi gặp xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết

Thường thì, người bệnh SXH nhẹ thường được khuyên chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc bởi các chuyên gia y tế.

Người bệnh SXH nên đi khám và điều trị sớm

Người bệnh sốt xuất huyết nên đi khám và điều trị sớm cho trẻ (minh họa).

Sốt xuất huyết là một bệnh khác biệt hoàn toàn so với Covid-19 và các bệnh khác. Ví dụ liên quan đến hệ hô hấp như cảm cúm, viêm phổi do phế cầu, hoặc sốt siêu vi,… Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường không được đếm bằng ngày. Thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 trong quá trình bệnh, sẽ có nguy cơ trở nặng. Có một số trường hợp khác có thể chuyển nặng từ ngày thứ 6. Và những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm có thể bao gồm sốc, xuất huyết, và tổn thương đa cơ quan.

6. Cách phòng tránh sốt xuất huyết dưới da

Để tránh xuất huyết dưới da người bệnh có thể tăng cường việc bổ sung các loại thực phẩm giúp hỗ trợ sự hoạt động của tiểu cầu.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt.

– Tăng cường vitamin B12 bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như cá mòi, cá ngừ, thịt bò, cá hồi.

– Tăng cường các thực phẩm chứa axit folic để hỗ trợ phát triển các mô cơ. Cụ thể bao gồm tiểu cầu, ví dụ như súp lơ xanh, rau bina, bơ, măng tây.

– Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông đỏ, quả kiwi, dưa lưới vàng.

– Cần tránh tiêu thụ những thực phẩm như thức ăn chiên rán, giàu dầu mỡ. Tránh luôn đồ uống chứa caffein hoặc có ga, gia vị cay, khi mắc bệnh SXH.

Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sốt xuất huyết dưới da hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xuất huyết da này sẽ được bác sĩ giải đáp kỹ càng khi bạn ghé Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital