Sốt siêu vi là gì? Điều trị sốt siêu vi có khó không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt siêu vi là một trong những tình trạng rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ đề kháng kém. Vậy thực tế sốt siêu vi là gì và điều trị sốt siêu vi có khó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi (hay còn được gọi với cái tên sốt virus) là cụm từ dùng để chỉ các trường hợp sốt do nhiễm các loại virus hoặc các loại siêu vi trùng khác nhau. Theo các chuyên gia, sốt siêu vi thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, bệnh tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị sốt siêu vi tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

Như vừa chia sẻ, virus chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi, có rất nhiều chủng virus nhưng trong đó, Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, virus cúm, Enterovirus… là điển hình nhất.

Sốt siêu vi là tình trạng thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Sốt siêu vi là tình trạng virus xâm nhập và gây sốt cho bé

Và dù gây ra những chứng bệnh khác nhau với những dấu hiệu bệnh khác nhau nhưng đa phần triệu chứng trẻ khi vị những loại virus này tấn công là nóng sốt, có thể phát ban đỏ… Chính vì thế, sốt do những loại virus trên được gọi chung là sốt siêu vi.

Cơ chế gây bệnh của sốt siêu vi vô cùng đơn giản, virus, mầm bệnh sẽ không thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài cho nên chúng cần phải xâm nhập vào cơ thể sống, sử dụng nguồn dinh dưỡng của vật chủ để phát triển, sinh trưởng cũng như gây bệnh. Và những trẻ có sức đề kháng kém chính là vật chủ lý tưởng của những loại virus gây bệnh này, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” từ 6 – 36 tháng tuổi có nguy cơ bị virus tấn công và gây nên sốt siêu vi cao hơn bình thường.

Bên cạnh đó, sốt siêu vi cũng được gọi là “bệnh giao mùa” bởi thời điểm giao mùa, các yếu tố như thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, không khí… thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh, virus phát triển mạnh mẽ hơn.

Đồng thời, đây là bệnh có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp (dịch tiết bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi) cũng như đường tiêu hóa, do đó khi trẻ bị sốt siêu vi hãy tự cách ly bé bằng cách cho bé nghỉ học, hạn chế đến những nơi đông đúc, không đảm bảo… để giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn cũng như phòng ngừa mọi nguy cơ lây bệnh cho trẻ.

2. Biểu hiện của trẻ khi bị sốt siêu vi

Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh cho trẻ mà trẻ cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, hầu hết các trường hợp trẻ sốt siêu vi sẽ có những triệu chứng điển hình như:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38.5 đến 40 độ, cơn sốt kéo dài không tự cắt cơn hoặc sốt ngắt quãng (ví dụ sốt về chiều và tối nhưng sáng lại tự hết sốt). Cha mẹ nên lưu ý quan sát vì có nhiều trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật vô cùng nguy hiểm.

– Ho, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong… gần giống với biểu hiện của bệnh cúm.

– Cơ thể trẻ mệt mỏi, không muốn vận động, vui chơi như bình thường, biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc… Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ thấy bé kêu đau đầu, đau mỏi cơ thể.

sốt siêu vi có triệu chứng điển hình là sốt, trẻ mêt mỏi, phát ban

Sốt, đỏ mắt, phát ban là những triệu chứng điển hình của sốt siêu vi

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp trẻ bị sốt siêu vi sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác như:

– Mắt trẻ bị đau, nhiều ghèn, nhiều trường hợp trẻ cũng bị đau mắt đỏ, chảy nước mắt…

Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn..

– Có thể chảy máu mũi hoặc phát ban đỏ trên vùng ngực, lưng, cổ, cánh tay… do nhiệt độ cơ thể tăng.

Tin vui là những nốt phát ban thường xuất hiện khi sức khỏe của trẻ dần ổn định, cơn sốt đã giảm và tự cắt cơn mà không cần đến thuốc hạ sốt do bác sĩ kê để điều trị sốt siêu vi.

3. Điều trị sốt siêu vi có khó không?

Tính đến thời điểm hiện tại, sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc đa phần các trường hợp sốt siêu vi đề tự khỏi từ 7 – 10 ngày nếu cha mẹ biết cách chăm sóc tại nhà. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, trẻ không thể tự khỏi mà cần phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Do đó, điều quan trọng là ba mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà cũng như biết khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện để việc điều trị đạt kết quả cao.

3.1 Biện pháp điều trị sốt siêu vi tại nhà

Để điều trị sốt siêu vi tại nhà cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:

– Hạ sốt: Đây là việc làm đầu tiên và cũng quan trọng nhất khi trẻ bị sốt siêu vi. Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nếu thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Đồng thời, chườm ấm cho trẻ và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để “hạ nhiệt” cơ thể cho trẻ.

– Bù nước bù khoáng: Vì trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể tăng dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải nên cha mẹ hãy bù nước và bù khoáng cho bé bằng cách cho bé uống nhiều thức uống dạng lỏng (nước lọc, sữa, canh, nước ép…) nhiều hơn cũng như cho bé uống oresol, nước khoáng với liều lượng phù hợp.

Nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước trong quá trình điều trị sốt siêu vi

Cha mẹ nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu khi trẻ bị sốt siêu vi

– Bổ sung dinh dưỡng và tăng đề kháng cho bé: Trong thời gian trẻ sốt siêu vi thường có biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng. Đó là lý do mà cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn với chế độ riêng, ưu tiên những món ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tính trạng nôn trớ khá phổ biến khi trẻ bị sốt siêu vi.

– Giữ môi trường xung quanh bé thoáng mát, sạch sẽ bằng cách khử khuẩn thường xuyên đồ chơi, vật dụng của bé, sử dụng máy cân bằng độ ẩm và máy lọc không khí để loại bỏ tối đa những mầm bệnh có thể tấn công bé.

3.2 Trẻ bị sốt siêu vi – khi nào cần đến gặp bác sĩ

Cha mẹ cần luôn luôn quan sát biểu hiện của trẻ, nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào dưới đây cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sốt siêu vi kịp thời:

– Trẻ bị sốt nhưng không tự cắt được cơn, hết thuốc lại sốt, sốt liên tục và kéo dài 2 ngày liên tiếp.

– Trẻ có tiền sử bị co giật hay tím tái, khó thở khi sốt

– Trẻ mệt mỏi ngủ li bì, đánh thức khó

– Trẻ bị nổi phát ban trên toàn cơ thể

– Trẻ mất nước nghiêm trọng (da xanh xao tái nhợt, khô môi khô miệng), tiêu chảy, phân kèm máu…

hãy đến khám bác sĩ nếu tình trạng sốt siêu vi của trẻ có chuyển biến xấu

Thăm khám kịp thời là cách đơn giản để sốt siêu vi không biến chứng nguy hiểm

Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín, các bác sĩ sẽ dựa trên tình hình cũng như tiền sử bệnh của bé để từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết rõ khi nào cần đưa trẻ đến viện cũng như chia sẻ với bác sĩ mọi triệu chứng, biểu hiện, thuốc đã dùng… cho trẻ trong thời gian tự điều trị tại nhà trước đó.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng sốt siêu vi cũng như cách điều trị sốt do virus cho trẻ hiệu quả, an toàn. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của cha mẹ từ đó biết cách chăm sóc trẻ toàn diện hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital