Trẻ sốt xuất huyết: Cần ít nhất 7 ngày để hồi phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố đã ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết trải rộng trên tất cả 29 quận, huyện, chỉ trong tuần 2 tháng 9. Có thể thấy, dịch sốt xuất huyết đang ở cao điểm. Mặc dù vậy, chắc chắn vẫn còn nhiều phụ huynh chưa thực sự hiểu về bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ một số thông tin hữu ích về sốt xuất huyết và câu trả lời cho câu hỏi “Sốt xuất huyết ở trẻ bao lâu thì khỏi”, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

1. Sốt xuất huyết: 5 điều bố mẹ nhất định phải biết

1.1. Sốt xuất huyết có nguyên nhân phát sinh là virus Dengue

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus Dengue. Để trẻ mắc sốt xuất huyết, cần thiết phải có trung gian truyền nhiễm là muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus. Theo đó, chúng ta có một phương thức lây nhiễm sốt xuất huyết duy nhất như sau:

– Bước 1: Muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus đốt trẻ sốt xuất huyết và nhiễm virus Dengue.

– Bước 2: Muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus nhiễm virus Dengue, đốt trẻ không bệnh, truyền virus Dengue và làm khởi phát sốt xuất huyết ở trẻ đó.

Để trẻ mắc sốt xuất huyết, cần thiết phải có trung gian truyền nhiễm là muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus.

Cần thiết phải có muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus, để trẻ mắc sốt xuất huyết.

1.2. Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn với nhiều triệu chứng khác nhau

Sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng phong phú, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Thông thường, bệnh truyền nhiễm cấp tính này có 3 giai đoạn là: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

– Giai đoạn sốt: Sốt cao đột ngột, liên tục; đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp; buồn nôn và nôn; nổi hạch; phát ban.

– Giai đoạn nguy hiểm: Sốt giảm; đau bụng dữ dội; xuất huyết (xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân đen hoặc máu); vật vã, lơ mơ, li bì;…

– Giai đoạn hồi phục: Sốt cắt; tiểu nhiều; phát ban hồi phục hoặc ngứa da;…

1.3. Sốt xuất huyết có thể khiến trẻ suy đa tạng và tử vong

Biến chứng của sốt xuất huyết là rất đa dạng. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của sốt xuất huyết bố mẹ nhất định phải biết:

– Giảm tiểu cầu: Sốt xuất huyết có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, làm tăng nguy cơ trẻ xuất huyết nội tạng.

– Xuất huyết nội tạng: Khi sốt xuất huyết, hệ thống mao mạch trẻ tổn thương và chảy máu. Tình trạng chảy máu này có thể xuất hiện trên nhiều cơ quan, điển hình nhất là ở não và dạ dày.

– Suy đa tạng như suy tim, suy gan, suy thận,…

– Hội chứng sốt xuất huyết: Là hội chứng bao gồm tất cả các biến chứng nghiêm trọng trên. Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng sốt xuất huyết có thể làm trẻ tử vong.

1.4. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà

Khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết, bố mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được chuyên gia thăm khám. Sau thăm khám, nếu sốt xuất huyết nặng, trẻ phải điều trị nội trú. Nếu sốt xuất huyết nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Trẻ sốt xuất huyết hầu hết là rơi vào trường hợp thứ hai – bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả, có 4 yêu cầu sau bố mẹ cần thực hiện:

1.4.1. Cho trẻ uống nhiều nước

Mất nước, liên quan đến hiện tượng thoát huyết tương, là một tình trạng nguy hiểm phổ biến ở trẻ sốt xuất huyết. Để hạn chế sự xuất hiện của tình trạng này, bố mẹ phải cho trẻ uống nhiều nước, như:

– Dung dịch Oresol: Dung dịch Oresol phải được pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì. Chỉ dùng nước lọc để pha và không thêm đường vào dung dịch thu được.

– Nước trái cây giàu Vitamin C như nước chanh, nước cam, nước bưởi, nước ổi, nước dâu, nước dừa,…: Chúng vừa chứa nước vừa chứa các chất điện giải, Vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và củng cố tính bền vững của thành mạch, hạn chế nguy cơ xuất huyết nội tạng.

Nước cam tăng cường hệ miễn dịch và củng cố tính bền vững của thành mạch, hạn chế nguy cơ xuất huyết nội tạng.

Nước cam vừa chứa nước vừa chứa các chất điện giải, Vitamin và khoáng chất.

– Nước lọc

1.4.2. Hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng paracetamol và chườm mát

Sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cho trẻ theo một số lưu ý sau:

– Thời điểm sử dụng: Khi và chỉ khi sốt từ 38.5 độ C.

– Liều dùng: 10 – 15mg/kg/lần.

– Tần suất: 4 – 6 giờ/lần.

Paracetamol là thuốc duy nhất bố mẹ có thể sử dụng với mục đích hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong trường hợp này. Các thuốc ibuprofen và aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và suy đa tạng, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng.

Ngoài dùng thuốc, để tăng cường hiệu quả giảm sốt, bố mẹ có thể chườm mát trán, nách, bẹn cho trẻ.

1.4.3. Bổ sung dinh dưỡng riêng biệt cho trẻ

Với trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú và cho trẻ bú nhiều hơn bình thường (8 – 10 bữa/ngày). Với trẻ đã ăn dặm, bố mẹ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như sau:

– Thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ ăn, bao gồm: Thực phẩm giàu tinh bột (gạo, các loại khoai,…), thực phẩm giàu đạm (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa), thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (rau cải, cà rốt, rau diếp cá,…; cam, quýt, chanh, ổi, táo, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu,…; nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu,…; các loại hạt), thực phẩm chứa probiotic (sữa chua, phomai kefir, kombucha, đậu nành).

– Nguyên tắc chế biến: Các thực phẩm trên cần được chế biến theo nguyên tắc 3L – Lỏng, lạt, lạnh.

1.4.4. Khi sốt xuất huyết trở nặng, cho trẻ tái khám

Nếu sốt xuất huyết trở nặng, biểu hiện qua các triệu chứng của giai đoạn nguy hiểm, bố mẹ phải cho trẻ tái khám ngay lập tức.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Sốt xuất huyết ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Giai đoạn sốt của sốt xuất huyết thường kéo dài 2 ngày, giai đoạn nguy hiểm kéo dài 5 ngày và giai đoạn hồi phục kéo dài 3 ngày. Như vậy, thông thường trẻ mất khoảng 10 ngày để khỏi sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tùy thuộc sức đề kháng của trẻ cũng như cách trẻ được bố mẹ chăm sóc, thời gian trẻ khỏi sốt xuất huyết có thể ít hoặc nhiều hơn con số đó.

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Sốt xuất huyết ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Thông thường trẻ mất khoảng 7 – 10 ngày để khỏi sốt xuất huyết.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi và nhiều thông tin cơ bản khác về sốt xuất huyết. Để biết thêm các thông tin khác về bệnh truyền nhiễm cấp tính này, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital