Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm cần được đặc biệt chú ý bởi đây là thời gian đầu đời tập quen với thế giới ngoài bụng mẹ của trẻ. Trẻ bị cảm cúm có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, cha mẹ cần có cách xử lý phù hợp, an toàn cho trẻ trước bệnh cảm cúm. Hãy cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để cùng hiểu hơn về bệnh cảm cúm, có cách nhận biết rõ ràng và trang bị cho mình phương pháp điều trị phù hợp khi trẻ trong nhà mắc cúm.
Menu xem nhanh:
1. Từ nguyên nhân, tìm cách phòng tránh cảm cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Cảm cúm là một trong những bệnh lý có tính phổ biến và dễ lây nhiễm trong đời sống, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh được hình thành do sự tiếp xúc của cơ thể với tác nhân virus cúm gây nên. Sự lây nhiễm này với trẻ dưới 6 tháng tuổi lại càng dễ dàng hơn vì thể trạng của trẻ lúc này khá yếu và dễ nhiễm bệnh.
1.1. Những nguyên nhân dẫn đến cảm cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể bị cảm cúm do tiếp xúc với virus cúm trong những trường hợp sau:
– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm. Thông thường, thói quen ôm hôn trẻ rất phổ biến trong cuộc sống. Với người Việt Nam, chúng ta thường thể hiện tình cảm với trẻ sơ sinh tự nhiên hơn so với các nơi khác. Việc gặp, ôm hôn trẻ, dù cho trẻ không phải là thành viên trong gia đình. Đôi khi, người mang virus cúm không ý thức được vấn đề lây nhiễm, hoặc không nhận ra bản thân mình có thể lây cúm cho trẻ, nên vẫn thường ôm hôn, chạm môi, chạm mặt bé. Ngoài ra, người có bệnh cảm cúm có thể vô tình lây nhiễm cho trẻ em khi hắt hơi, ho, làm các giọt bắn vương vào trẻ.
– Trẻ nhiễm virus cúm thông qua tiếp xúc gián tiếp. Đó là khi người bị cảm cúm theo cách nào đó để lại virus cúm trên bề mặt các đồ vật mà trẻ sơ sinh có thể tiếp xúc vào. Và sau đó, tay đã tiếp nhận virus ở trẻ đưa lên mắt, mũi, miệng. Từ đó hình thành bệnh cảm cúm ở trẻ.
– Trẻ bị nhiễm virus cúm thông qua môi trường sống hằng ngày. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, điều này có thể khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường công cộng có người bị nhiễm cúm, có vấn đề ho, sổ mũi, hắt hơi, thì virus cúm vẫn có thể phát tán trong không khí và có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
1.2. Phòng ngừa cảm cúm với trẻ sơ sinh
Có thể thấy, xây dựng môi trường sống trong lành, đảm bảo vấn đề vệ sinh phòng ốc của trẻ để vi khuẩn, virus không có chỗ trú ngụ là điều rất quan trọng trong phòng tránh cảm cúm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Thêm nữa, cần phòng ngừa tình trạng lây nhiễm virus cúm cho trẻ bằng cách: rửa tay sạch sẽ trước khi bế hay tiếp xúc với bé, hạn chế ôm hôn bé, không để người lạ ôm hôn bé, bảo vệ hệ hô hấp của bé bằng khẩu trang, khăn voan,…
Cần chú ý rằng, việc tiêm vắc xin phòng cúm là cách cần thiết và hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa bệnh cảm cúm trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp phòng cúm này chỉ áp dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc tiêm phòng cảm cúm hiện chưa được chỉ định.
Nhìn chung, phòng ngừa cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc, phòng ngừa và bảo vệ bé của cha mẹ.
2. Nhận biết triệu chứng cảm cúm của trẻ dưới 6 tháng
Tình trạng cảm cúm với mọi người nhìn thường có những biểu hiện khá giống nhau với những triệu chứng điển hình của bệnh đường hô hấp. Triệu chứng cảm cúm của trẻ 6 tuổi cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, vì trẻ không thể kêu đau đầu, đau cơ,…. nên cha mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng của trẻ, nghi ngờ trẻ bị cảm cúm khi thấy những biểu hiện dưới đây:
– Trẻ sốt bất ngờ, sốt cao đến 39 độ C thì cần nghi ngờ trẻ mắc cúm. Thực tế việc bé sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao, kéo dài nhiều giờ thì điều này có thể là biểu hiện đánh dấu cảm cúm xuất hiện.
– Tình trạng thân thể lạnh và sốt run ở trẻ bi cảm cúm.
– Trẻ ho, ho nhiều, ho kéo dài thậm chí có thể lên đến 2 tuần.
– Trẻ cảm cúm và sung huyết mũi, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi sổ mũi.
Ngoài những triệu chứng trên, một số thể bệnh nặng hơn, trẻ dưới 6 tháng tuổi còn có những biểu hiện như buồn nôn, ăn kém, khó chịu ở tai (tình trạng đau tai), môi khô (do mất nước),… Cha mẹ cần chú ý để đảm bảo trẻ được thăm khám đúng lúc và phù hợp.
3. Cảm cúm ở trẻ dưới 6 tuổi – Cẩn trọng biến chứng và điều trị đúng cách
3.1. Biến chứng đáng ngờ từ cảm cúm
Cảm cúm thường không quá nguy hiểm và được điều trị không phức tạp. Tuy nhiên, với một số trường hợp, việc không điều trị hoặc điều trị muộn có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: tình trạng nhiễm trùng tai giữa, các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng thứ cấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm phổi, viêm thanh quản,… Các bệnh lý này đều để lại nhiều hệ lụy sức khỏe lâu dài và có khả năng biến chứng thành những vấn đề nghiêm trọng như suy hô hấp, thần kinh, tim mạch,… Do đó, không thể chậm trễ trong vấn đề điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
3.2. Điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi bị cảm cúm
Điều trị cảm cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi nói riêng hay bất cứ người bị cảm cúm nói chung đều cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ sau khi được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh. Thông thường, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc dạng siro cho trẻ dễ uống và thường chỉ định chữa tại nhà.
Trong quá trình đó, cha mẹ cũng cần thực hiện chăm sóc cho trẻ đúng cách trong quá trình điều trị tại nhà. Cần cho con nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sớm thể trạng cho bé. Nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người lạ để hạn chế khả năng tái lây bệnh. Cha mẹ cũng cần làm ẩm không khí quanh bé. Điều này sẽ giúp bé hô hấp, hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, chú ý rửa mũi cho bé, cho bé uống nhiều nước, thay tã bỉm cho bé,…
Nhìn chung, trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm cần được chú ý đặc biệt và điều trị sớm để tránh những vấn đề và biến chứng mà bệnh lý quen thuộc này đem lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý những biện pháp ngăn ngừa cúm cho con, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp các lưu ý chăm sóc trẻ để việc phục hồi thể trạng của trẻ được tốt nhất.