Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà ba mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ

Tìm hiểu và biết áp dụng cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà là điều mà mọi ba mẹ cần biết, bởi cảm cúm là tình trạng rất dễ bắt gặp với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh với cơ thể đang tập thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Ba mẹ đừng bỏ qua bài viết này để luôn sẵn sàng kiến thức ứng phó để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

1. Khi nào xác định con bị cảm cúm?

1.1. Những dấu hiệu bị cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Bệnh cảm cúm hay được gọi tắt là cúm, là một bệnh đường hô hấp phổ biến với trẻ sơ sinh, do sự tấn công của virus cúm gây nên. Cảm cúm có những dấu hiệu khá cơ bản của các bệnh hô hấp trên thông thường. Chính vì thế, nhiều người cũng có thể nhầm lẫn hoặc bỏ qua, dẫn đến không điều trị đúng lúc, đúng cách và phù hợp.

Thông thường, sau tầm 2-3 ngày tiếp xúc với virus cúm, ở trẻ sơ sinh sẽ có những triệu chứng khá rõ rệt:

– Tình trạng sốt cao ở trẻ, sốt trên 39 độ, người run, lạnh.

– Bé có triệu chứng ho khan, ho nhiều. Tình trạng sốt và ho của bé có thể kéo dài nhiều ngày.

– Trẻ chảy dịch mũi, sổ mũi, tiếng cũng lạc nhiều so với thông thường do ngạt mũi.

– Trẻ mệt mỏi, suy nhược.

– Trẻ không bú mẹ nhiều, ăn uống kém hơn so với thông thường.

Trẻ bị cảm cúm thường ăn kém và mệt mỏi, khó chịu

Trẻ bị cảm cúm thường ăn kém và mệt mỏi, khó chịu

– Trẻ dễ quấy khóc, ngủ không ngon

– Một số trẻ có thể có biểu hiện bị nôn, bị tiêu chảy.

– Trẻ có biểu hiện mắt đỏ, đưa tay lên vùng tai vì đau tai,…

Trong tình huống nghiêm trọng, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh còn có những triệu chứng như thở gấp, thở dốc, khó thở; sắc mặt xanh tái; tình trạng nôn mửa; trẻ không tỉnh táo; tình trạng co giật cơ thể; tình trạng khô môi miệng;…

1.2. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Nếu không hiểu về bệnh cảm cúm, nhiều người có thể nhầm lần cảm cúm và cảm lạnh, dẫn đến việc chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh trong nhà sai cách.

So sánh dấu hiệu hai bệnh lý hô hấp này, có thể phân biệt theo một vài đặc điểm như sau:

– Tình trạng sốt, đau đầu ở cảm lạnh ít gặp, trong khi với cảm cúm lại thường xuyên là mức độ nặng. Trẻ bị cảm cúm thường sốt cao trên 39 độ.

– Triệu chứng hắt hơi ở thể cảm lạnh thường xuyên và nặng hơn.

– Tình trạng ho ở cảm lạnh nhẹ nhàng hơn, không nhiều như ở cảm cúm.

Nhìn chung, thông thường, các triệu chứng của cảm lạnh sẽ nhẹ nhàng hơn so với cảm cúm và thường có dấu hiệu giảm nhẹ dần, dù thời gian bệnh kéo dài. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm cúm thường đến nhanh hơn và có thể trở nên nghiệm trọng tùy theo thể trạng và theo tình trạng điều trị. Trẻ bị cảm cúm cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe như viêm phế quản, suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa,…

Cảm cúm gây nhiều biến chứng khó chịu cho trẻ

Cảm cúm gây nhiều biến chứng khó chịu cho trẻ

2. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm cúm đến bác sĩ?

Như chúng ta đã biết, bệnh cảm cúm có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, cha mẹ càng cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe hiện tại cũng như những vấn đề tương lai. Thêm nữa, lộ trình và thuốc điều trị với trẻ sơ sinh rất khác biệt so với thuốc dành cho người lớn. Điều này cũng là lựa chọn an toàn cho bé bởi bệnh cảm cúm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Vì thế, khi bé mắc cảm cúm, cha mẹ nên đưa trẻ đi đến bác sĩ Nhi để con được thăm khám, chỉ định điều trị phù hợp và có hướng dẫn chăm sóc đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng virus (Tamiflu, Relenza,…). Cha mẹ cũng nên chú ý rằng, không được tự ý cho trẻ uống thuốc bởi có thể những chỉ định không hợp với trẻ. Ngoài ra, cần chú ý thực hiện điều trị tại nhà cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Thăm khám sớm để điều trị cảm cúm đúng cách, kịp thời cho bé

3. Cách chữa bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà, cha mẹ lưu ý:

– Cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám đầy đủ.

– Để bé nghỉ ngơi nhiều để đảm bảo phục hồi.

– Chú ý nhiệt độ phù hợp cho bé, quần áo phù hợp, không tắm nước lạnh, không để trẻ bị lạnh hay hạ nhiệt độ khi sốt vì cúm.

– Sữa mẹ là điều cần thiết cho mẹ, và bản thân mẹ cũng cần chú ý để chất lượng sữa đảm bảo, cung cấp kháng thể cũng như dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

– Tăng cường đề kháng cho trẻ không chỉ bằng sữa mẹ, mà còn bằng cách tắm nắng phù hợp để trẻ hấp thụ vitamin D, đồng thời hạn chế tiếp xúc cho bé với mọi người để tránh việc lây nhiễm.

– Bản thân những người chăm sóc cho trẻ cũng cần đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách rửa tay sạch sẽ và giữ nhiệt độ phù hợp trước khi tiếp xúc với bé, giúp bé thay tã, vệ sinh, uống thuốc,…

4. Làm thế nào để hạn chế, phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh?

Có nhiều cách phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh, trong đó, sự chuẩn bị chu đáo và chủ động của cha mẹ là điều vô cùng quan trọng:

– Mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ.

– Xây dựng môi trường an toàn cho bé với việc tiêm phòng ngừa cúm cho cả gia đình.

– Cẩn trọng và giữ khoảng cách của người trong gia đình, của bé với người bị cúm.

– Tăng cường vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên, chú ý che miệng mũi khi ho, đeo khẩu trang phòng tránh bệnh phù hợp.

– Cha mẹ và bé tránh tiếp xúc với người bị nghi ngờ mắc bệnh.

Như vậy, cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà cần được chú ý bởi mọi thành viên trong gia đình cũng như những người thường hay tiếp xúc với bé. Điều cha mẹ cần chú ý là, trẻ sơ sinh với sức đề kháng cùng sự mẫn cảm với môi trường theo cách riêng. Vì thế, nên tham khảo ý kiến điều trị của bác sĩ từ sớm cho trẻ để tránh những biến chứng sức khỏe của trẻ và bảo vệ trẻ cách phù hợp, đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital