Trẻ bị sốt xuất huyết: Cha mẹ không nên chủ quan

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến hơn 22.000 người chết bởi bệnh sốt xuất huyết, trong đó, chiếm đa số vẫn là trẻ em vì bệnh tiến triển nặng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi thấy trẻ bị sốt xuất huyết?

1. Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết của trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là trẻ em. Bệnh do virus Dengue ký sinh ở muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra.

Loài muỗi này tồn tại và phát triển chủ yếu ở các nơi ẩm thấp, nhất là trong các vũng nước đọng nhân tạo như chậu cây thuỷ sinh, bể chứa, xô chậu ngoài trời… Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày, đỉnh điểm là sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lặn. Đây cũng là 2 thời điểm mà trẻ nhỏ thường được cha mẹ cho ra ngoài sân, ngoài đường, khu vui chơi… để vui đùa nên dễ bị muỗi đốt.

Khi bị những con muỗi cái mang mầm bệnh đốt, cơ thể người sẽ bị Virus Dengue xâm nhập thông qua vết đốt. Thời gian ủ bệnh là khoảng 4 – 10 ngày, sau đó muỗi mang virus có khả năng lây lan virus cho người trong suốt thời gian sống còn lại của nó.

Bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue ký sinh ở muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra.

Bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue ký sinh ở muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra.

2. Các triệu chứng của trẻ bị sốt xuất huyết là gì?

Khi mới bị muỗi vằn đốt, trẻ thường chỉ có những nốt ngứa mẩn đỏ trên da, khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn với các loại muỗi đốt khác. Tuy nhiên, sau khoảng 4 – 6 ngày kể từ khi nhiễm virus, trẻ bắt đầu có những triệu chứng rõ rệt.

2.1. Triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn khởi phát

Đúng như tên gọi, triệu chứng điển hình của giai đoạn này ở trẻ chính là sốt. Biểu hiện này càng dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh lý cảm sốt hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp thông thường. Tuy nhiên, cơn sốt xảy ra đột ngột và có nhiệt độ rất cao, thường trên 38 độ C.

Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng phổ biến của bệnh ở trẻ nhỏ:

– Quấy khóc, mệt mỏi;

– Bỏ bú, chán ăn, hay nôn trớ;

– Chảy máu ở chân răng;

– Xuất huyết lỗ chân lông (hay còn gọi là sung huyết ở da);

Ở các bé lớn hơn, cha mẹ có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu:

– Mệt mỏi, nhức đầu;

Đau hốc mắt và khắp các cơ, khớp;

– Da xuất hiện những đối đỏ nhỏ dưới chân lông;

– Xuất huyết đường tiêu hóa khiến trẻ hay nôn hoặc đi ngoài ra máu;

Trẻ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn khởi phát, trẻ có triệu chứng xuất huyết lỗ chân lông (hay còn gọi là sung huyết ở da).

Trẻ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn khởi phát, trẻ có triệu chứng xuất huyết lỗ chân lông (hay còn gọi là sung huyết ở da).

2.2. Triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy cấp

Đây là giai đoạn bệnh được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, diễn ra vào khoảng ngày thứ 3 – thứ 6 sau khi trẻ nhiễm virus. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ đã bị virus làm suy yếu, khiến cho lượng bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể suy giảm rõ rệt.

Một số dấu hiệu điển hình khác ở bệnh mà cha mẹ cũng không nên bỏ qua:

– Sưng phù ở bụng do tràn dịch phổi;

– Xuất huyết nặng;

– Vùng ổ mắt phù nề;

– Chảy máu mũi;

– Nước tiểu có máu;

– Huyết áp tụt, đầu và tứ chi lạnh.

Trong giai đoạn nguy cấp này, nếu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ không được điều trị kịp thời, tình trạng trở nên nghiêm trọng và nguy cơ trụy tim mạch có thể khiến trẻ tử vong.

Ở giai đoạn nguy cấp, trẻ còn bị chảy máu mũi.

Ở giai đoạn nguy cấp, trẻ còn bị chảy máu mũi.

2.3. Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết trong giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này cha mẹ có thể yên tâm hơn vì con đã có khả năng dần hồi phục. Sau khi qua khỏi giai đoạn nguy cấp được khoảng 2 – 3 ngày, trẻ sẽ có những dấu hiệu như:

– Bắt đầu hạ sốt;

– Có cảm giác đói bụng, thèm ăn và khát nước;

– Tiến hành xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu và tiểu cầu có dấu hiệu tăng dần lên;

Nếu trẻ hạ sốt, nghĩa là con đã qua giai đoạn nguy hiểm.

Nếu trẻ hạ sốt, nghĩa là con đã qua giai đoạn nguy hiểm.

3. Những lưu ý khi điều trị bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh, cha mẹ ngay lập tức phải đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để con được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nếu nhận thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ nhập viện để kịp thời điều tr. Còn nếu trẻ ở trường hợp nhẹ, các cán bộ y tế sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà. Cụ thể:

– Đảm bảo trẻ có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ;

– Mau chóng bổ sung chất lỏng và cả các chất điện giải;

– Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ dẫn của bác sĩ;

– Đặc biệt: Tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin hay ibuprofen;

– Liên tục kiểm tra thân nhiệt và theo dõi thân nhiệt của bé;

– Ưu tiên các món ăn lỏng, mềm, loãng như cháo, súp hoặc uống sữa;

Khi điều trị bệnh, cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin hay ibuprofen;

Khi điều trị bệnh, cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin hay ibuprofen;

4. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

4.1. Phòng bệnh cho trẻ

Cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ chính là diệt muỗi và bọ gậy. Đồng thời, cha mẹ cũng cần ngăn ngừa muỗi đốt cho trẻ và cả gia đình để tránh tình trạng lây bệnh của nhau.

Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, cha mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau:

– Không nên cho bé chơi gần những nơi có ao tù, nước đọng, nhiều cây cối, đặc biệt là các góc tối, nhất là vào sáng sớm hoặc trước khi trời tối.

– Nếu cho trẻ vui chơi bên ngoài thì nên mặc cho trẻ những bộ trang phục dài tay;

– Mắc màn cho con khi con ngủ;

– Dùng một số sản phẩm diệt muỗi phù hợp với trẻ như các loại cỏ, tinh dầu…

– Giữ vệ sinh nhà cửa, không gian sống bằng cách thường xuyên dọn dẹp, nhất là những vị trí mà muỗi hay “ẩn nấp” như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách…

– Nếu trong gia đình có người nào đó mắc bệnh thì cần phải cách ly để hạn chế lây lan bệnh cho trẻ và những người khác.

Giữ vệ sinh nhà cửa, không gian sống bằng cách thường xuyên dọn dẹp, nhất là những vị trí mà muỗi hay “ẩn nấp” như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách... là một trong những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Giữ vệ sinh nhà cửa, không gian sống bằng cách thường xuyên dọn dẹp, nhất là những vị trí mà muỗi hay “ẩn nấp” như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách… là một trong những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

4.2. Phòng tránh muỗi vằn sinh sản và phát triển

Cách để tiêu diệt triệt để muỗi vằn chính là loại bỏ nơi chúng trú ngụ và sinh sản. Đồng thời, cần tiêu diệt cả những con bọ gậy vì chúng sẽ phát triển thành muỗi.

Những cách để ngăn không cho muỗi vằn sinh sản và phát triển gồm có:

– Đậy kín tất cả mọi dụng cụ chứa nước mưa, nước đọng để muỗi không thể vào đẻ trứng;

– Thả cá vàng vào các bể chứa, chum, vại, xô, chậu… để diệt bọ gậy;

– Khơi thông các ống máng thoát nước mưa;

– Thu gom và loại bỏ các vật dụng phế thải như chai, lọ, vỏ lon, lốp xe cũ… nhất là sau những ngày mưa;

– Vệ sinh chậu cây thuỷ sinh, loại bỏ lá khô rụng ở gốc cây;

– Vệ sinh các dụng cụ có khả năng chứa nước và để khô hoặc cất chúng đi nếu gia đình không có nhu cầu sử dụng;

– Thực hiện phun xịt các hóa chất phòng, chống dịch bệnh cùng địa phương;

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trên, cha mẹ đã hiểu hơn về căn bệnh này, cũng như nhận biết các triệu chứng khi trẻ bị sốt xuất huyết để có phương án xử lý kịp thời. Phòng bệnh luôn luôn quan trọng hơn chữa bệnh, cha mẹ hãy bắt tay ngày vào dọn dẹp nhà cửa để bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết ngay hôm nay nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital