Nhận “quả đắng” vì lầm tưởng hết sốt là khỏi sốt xuất huyết

Tham vấn bác sĩ

Nhiều người cho rằng sau khi cắt cơn sốt (hết sốt) thì có nghĩa là đã khỏi sốt xuất huyết. Chính hiểu lầm tai hại này khiến nhiều người bệnh đối mặt với biến chứng nguy hiểm, thậm chí có người suýt mất mạng. Sau khi hết sốt mới thực sự bắt đầu giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn về giai đoạn nguy hiểm này.

1. Hết sốt không phải là đã khỏi sốt xuất huyết

Giai đoạn đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt. Sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục và khó hạ sốt. Kèm theo đó là một số triệu chứng như đau buốt đầu (nặng đầu), đau hốc mắt, nhức mỏi người, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rét run, nổi gai ốc. Giai đoạn này thường kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày đầu.

Các triệu chứng ở giai đoạn này thường đến rầm rộ nên khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là giai đoạn nguy hiểm nhất.

Tuy nhiên, giai đoạn thực sự nguy hiểm chính là giai đoạn tiếp theo (giai đoạn thứ 2) tức là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.

1.1 Giai đoạn nguy hiểm giảm/hết sốt chưa phải là đã khỏi sốt xuất huyết

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn sốt nhưng sốt nhẹ (nhiệt độ sốt giảm hơn) hoặc một số người có thể đã cắt sốt (hết sốt). Các triệu chứng nặng của bệnh cũng bắt đầu xuất hiện như: xuất huyết dưới da (chảy máu ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi), chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu chân răng, chảy máu trong cơ quan nội tạng (xuất huyết dạ dày, đái ra máu, rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ). Một số chuyên gia chia ra gồm xuất huyết ngoài và xuất huyết trong.

1.2 Giai đoạn phục hồi mặc dù cắt hẳn sốt nhưng chưa phải đã khỏi sốt xuất huyết

Đó là giai đoạn mà người bệnh khỏi sốt (hết sốt) và thể trạng đã bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động cũng bắt đầu ổn định, người bệnh đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên trở về trạng thái bình thường.

Cứ tưởng rằng hết hẳn sốt rồi tức là cơ thể hồi phục hoàn toàn và khỏi bệnh. Nhưng đó là với những người bị sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ, còn đối với những bệnh nhân nặng thì giai đoạn này sẽ xuất hiện những biến chứng diễn tiến rất khó lường.

khỏi sốt xuất huyết

Sau khi đã giảm sốt hoặc hết sốt, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nghxi rằng đã khỏi sốt xuất huyết vì đây có thể mới bắt đầu thời kỳ xuất huyết nguy hiểm.

2. Các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

2.1 Sốc

Virus sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao mạch gây thoát huyết tương và cô đặc máu. Do đó nếu người bệnh bị sốt xuất huyết nặng có thể sốc do mất máu, sốc do thoát huyết tương biến chứng phù não, hội chứng thần kinh, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng (do huyết tương tràn vào phổi gây tràn dịch màng phổi, viêm phổi, phù phổi cấp).

2.2 Hạ huyết áp

Mất máu và thoát huyết tương nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tụt huyết áp, dẫn tới xuất huyết não, rất dễ tử vong.

2.3 Suy tim, suy thận

Xuất huyết liên tục khiến tim không đủ máu để tuần hoàn có thể dẫn tới suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất huyết khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng và điều này khiến thận phải làm việc hết công suất dễ dẫn tới suy thận.

2.4 Biến chứng mắt

Sốt xuất huyết có thể gây 2 biến chứng nguy hiểm ở mắt đó là mù lòa (do xuất huyết võng mạc khiến mạch máu ở võng mạc bị tổn thương gây giảm sút thị lực) hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt.

Khi bị xuất huyết dịch kính mắt, lớp dịch này sẽ bao phủ và hòa tan khiến người bệnh gần như mù mắt.

2.5 Biến chứng ở phụ nữ đang mang thai

Đặc biệt nguy hiểm nếu phụ nữ đang mang thai bị sốt xuất huyết. Bởi khi mẹ sốt cao, nhịp tim của thai nhi cũng đập nhanh hơn và điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Hơn nữa, các biến chứng của sốt xuất huyết ở mẹ bầu rất khó lường, đặc biệt là những mẹ bầu đang mang thai ở những tháng đầu của thai kỳ. Do đó, nếu không may mẹ bầu bị sốt xuất huyết cần nhập viện ngay để bác sĩ theo dõi sức khỏe thường xuyên của cả mẹ và bé, để có biện pháp điều trị kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

không chủ quan sau khi khỏi sốt xuất huyết

Chủ quan khi bị sốt xuất huyết dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

3. Nhận quả “đắng” vì lầm tưởng hết sốt là sốt xuất huyết đã khỏi

Nhiều người nghĩ rằng cắt cơn sốt là đã khỏi sốt xuất huyết nên không ít người đã tự ý điều trị tại nhà hoặc không thăm khám lại, “thả phanh” vận động, ăn uống tự do,… Chủ quan trước các dấu hiệu xuất huyết khiến cơ thể người bệnh ngày càng suy kiệt và biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Những trường hợp điều trị tại nhà, đã ngắt cơn sốt nhưng bệnh lại trở nên nặng hơn chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Người bệnh tự ý dùng thuốc điều trị: thường thi khi mới bắt đầu bị sốt cao, tâm lý người bệnh thường lo lắng và sốt ruột, muốn tìm mọi cách để nhanh chóng hạ cơn sốt. Do chưa có đầy đủ kiến thức nên nhiều người dùng các cách để hạ sốt như vừa dùng đường uống vừa dùng đường hậu môn, kết hợp với nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, hoặc lạm dụng quá liều hạ sốt,… Chính điều này có thể dẫn đến quá liều gây ngộ độc thuốc, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận.

Điển hình như việc sử dụng ibuprofen và aspirin để hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, đe dọa tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid vì có thể gây rối loạn đông máu, càng gây nguy hiểm cho người bệnh.

khỏi sốt xuất huyết

Tuyệt đối không được dùng ibuprofen để hạ sốt cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết hay nghi ngờ sốt xuất huyết.

Sai lầm hết sốt là khỏi bệnh, nên nhiều người đã chủ quan không thăm khám lại. Đa số người bệnh chỉ chú trọng điều trị trong giai đoạn đầu (giai đoạn sốt cao, các triệu chứng rầm rộ) nhưng khi cơn sốt đã ngắt thì không đi khám lại. Đến khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết da, chảy máu cam, chảy máu lợi,… mới đến viện khám thì bệnh tiến triển nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.

Theo các chuyên gia, việc thăm khám càng muộn sẽ càng gây nguy hiểm cho người bệnh, bởi các diễn biến của bệnh rất khó lường, đặc biệt trên cơ địa bệnh nhân có bệnh nền mạn tính như huyết áp cao, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, bệnh thận, viêm loét dạ dày, bệnh lý mạch máu não,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital