Cúm A là một trong những loại cúm mùa dễ gây nguy hiểm nhất cho người mắc nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ bị cúm A cần được theo dõi sát sao để tránh bệnh diễn biến trở nặng và gây những hậu quả không mong muốn.
Menu xem nhanh:
1. Cúm A có gây nguy hiểm cho trẻ?
1.1 Cúm A là bệnh gì?
Cúm A là một trong các loại cúm mùa. Cúm mùa thường gây ra bởi 3 loại virus cúm A, B, C và virus chủng A là virus gây bệnh phổ biến và nghiêm trọng nhất với tần xuất phát triển thành dịch bệnh lớn, nhỏ gần như là mỗi năm.
Virus cúm A có nhiều biến chủng khác nhau như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… Trong số đó, virus cúm A/H7N9 và A/H5N1 là 2 chủng cúm có nguồn phát từ gia cầm và từng tạo thành dịch bệnh lớn, cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên thế giới.
Virus cúm A nói chung có khả năng lây lan nhanh, dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh do có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc dịch tiết giữa người bệnh và người khỏe mạnh.
Với sức tồn tại mạnh mẽ, virus cúm A có thể tồn tại hàng giờ ở môi trường bên ngoài, nhất là khi trời lạnh và độ ẩm thấp. Thậm chí ở nhiệt độ 0 – 4 độ C, virus cúm A vẫn có thể sống sót được vài tuần. Tuy nhiên thời gian gần đây ghi nhận nhiều thời điểm cúm A bùng phát trái mùa, bất thường vào cả mùa hè và gây nên những diễn biến nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Vì thế, việc ngăn chặn sự lây lan virus cúm A, cách ly người bệnh để nó không phát triển thành dịch bệnh lớn là rất quan trọng.
1.2 Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị cúm A
Cúm A thường xảy ra ở trẻ do lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus cúm A thường lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi hít phải giọt bắn từ quá trình hắt hơi, nước mũi, tiếp xúc đường thở… Dịch bệnh thường khởi phát khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa lạnh, nhưng cũng có những trường hợp dịch bệnh bùng phát trái mùa. Trong trường hợp này, trẻ nhỏ thường là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm virus cúm A nhất.
Cúm A ở trẻ có thể không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng ở thể nặng. Đặc biệt nhiều trẻ được gia đình đưa đến viện trong tình trạng: suy hô hấp, bé bị khó thở, thở gấp, thở khò khè, đau tức ngực. Không chỉ vậy, khi những dấu hiệu bệnh trở nặng diễn ra cũng kéo theo nhiều biến chứng khó lường khác như:
– Viêm phổi
– Viêm long đường hô hấp
– Suy hô hấp
– Suy phủ tạng
Ngoài ra, những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, bệnh về máu, nội tiết, tim mạch hay thừa cân béo phì thì khi trẻ bị cúm A biến chứng càng nhanh và càng nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
2. Diễn biến thường gặp khi trẻ bị cúm A
Trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém là đối tượng dễ lây virus cúm A mỗi khi vào mùa. Trẻ bị cúm A thường có những biểu hiện cơ bản khi bị cúm nhưng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác tùy theo diễn biến bệnh.
2.1 Thời gian ủ bệnh khi mới nhiễm cúm A:
Trong giai đoạn đầu khi trẻ mới nhiễm virus cúm, thời gian ủ bệnh có thể từ 2-8 ngày thậm chí là kéo dài đến hơn 15 ngày mới có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên đối với những trẻ lần đầu phơi nhiễm virus cúm A, thời gian ủ bệnh có thể còn khó xác định hơn. Vậy nên thông thường, người ta chỉ tính trung bình tầm 7 ngày cho thời gian ủ bệnh từ sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
Thời điểm trẻ bị cúm A có khả năng lây bệnh cao nhất là trong giai đoạn đào thải virus:
– 1-2 ngày trước khi khởi phát
– 3-5 ngày sau khi có những triệu chứng lâm sàng
2.2 Giai đoạn lâm sàng khi trẻ mắc cúm A
Trong khoảng từ 3-5 ngày, dấu hiệu của cúm A ở trẻ em có thể có những triệu chứng cơ bản như: ho, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi và quấy khóc,… Trẻ mắc cúm A thể nhẹ có thể được chỉ định tự điều trị tại nhà, kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Trong một số trường hợp, nếu điều trị tốt ngay khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ hết sau khoảng 5-7 ngày và trẻ sớm hồi phục sức khỏe.
Nhưng nếu có dấu hiệu chuyển nặng thì trẻ cần được nhập viện để được theo dõi và điều trị để kiểm soát diễn biến bệnh tốt hơn.
2.3 Trẻ bị cúm A trở nặng
Do không có biểu hiện bệnh đặc trưng nên cúm A thường dễ nhầm lẫn với các loại cúm khác hoặc cảm lạnh thông thường dù cúm A nghiêm trọng hơn và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Nếu chủ quan bỏ qua giai đoạn đầu điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng rất nhanh. Với những trường hợp bệnh đã trở nặng thì có thể xuất hiện các biểu hiện như sau:
– Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, thậm chí có thể lên tới 40-41 độ C. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên phụ huynh cần chú ý khi trẻ sốt cao có thể dẫn đến biểu hiện đáng lo ngại nhất là co giật gây ảnh hưởng não bộ.
– Trẻ có biểu hiện rất mệt mỏi, ngủ li bì, ăn kém, kèm theo nôn trớ, chân tay lạnh.
– Trẻ có biểu hiện khó thở, thở gấp, co thắt lồng ngực khi thở
Khi trẻ có các dấu hiệu này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bởi khả năng gây tử vong cao do suy hô hấp. Do diễn biến bệnh nhanh và tính chất rất nghiêm trọng, khi thấy các dấu hiệu lâm sàng, cơ bản, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện bệnh, tránh để lâu dẫn đến rủi ro không mong muốn.
3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm cúm A cho trẻ?
Không có thời điểm cụ thể nào để chắc chắn rằng trẻ nên xét nghiệm cúm A, tất cả sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và tình trạng trẻ đang gặp phải và chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám. Nếu trong giai đoạn dịch bệnh cúm A đang bùng phát, việc xét nghiệm bệnh cho trẻ nên thực hiện khi:
– Trẻ tiếp xúc gần trong thời gian dài cùng người nhiễm bệnh và có xuất hiện một số triệu chứng cơ bản như hắt hơi, sổ mũi, ho , sốt,…
– Nghi ngờ nhiễm bệnh với các triệu chứng: sốt cao, đau họng, mệt mỏi, bỏ ăn, hắt hơi, nghẹt mũi,…
Nếu không biết đã tiếp xúc với người mắc cúm A, tất cả các triệu chứng trên đều có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm thường. Chính vì vậy, đưa trẻ đi khám và thực hiện xét nghiệm bệnh được xem là thiết yếu trong chẩn đoán chính xác trẻ bị cúm A hay không.
Tại các cơ sở y tế, bệnh viện, để xác định chắc chắn bé có nhiễm virus cúm A hay không, bác sĩ thường chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: RT-PCR, xét nghiệm nhanh (RIDTs), miễn dịch huỳnh quang, phân lập virus, xét nghiệm huyết thanh,… Kết quả xét nghiệm cuối cùng sẽ là cơ sở để bác sĩ lên phác đồ điều trị đúng và kịp thời cho trẻ.
4. Thu Cúc TCI – Địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín cho trẻ
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt và chưa phát triển hoàn thiện, vậy nên nếu con bị bệnh rất dễ gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể sau này nếu điều trị sai cách, sai bệnh hoặc không điều trị triệt để được mầm mống gây bệnh. Việc xét nghiệm chẩn đoán cúm A cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh.
Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ tin cậy của các gia đình, đáp ứng mọi nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ với hiệu quả cao. Không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành từng công tác tại các viện lớn như BV Nhi Trung Ương, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn,…, Khoa Nhi Thu Cúc TCI còn trang bị hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại và cơ sở vật chất lưu viện tiện nghi, sang trọng.
Đặc biệt, với tiêu chí hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ, kể cả trẻ bị cúm A phác đồ điều trị Nhi tại Thu Cúc luôn được cá bác sĩ xem xét, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thể trạng trẻ, đem lại hiệu quả điều trị cao mà sử dụng lượng kháng sinh tối thiểu, thậm chí không sử dụng kháng sinh. Vậy nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và đặt niềm tin khi đưa con đi khám chữa bệnh tại Thu Cúc TCI.