Triệu chứng Cúm A ở trẻ và cách hỗ trợ điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Cúm A là một loại cúm xuất hiện hàng năm do virus gây ra. Bệnh có tính lây lan cao và rất dễ xuất hiện ở người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng Cúm A ở trẻ là gì và đâu là cách hỗ trợ điều trị? Cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!

1. Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường do có nhiều triệu chứng khá tương đồng.

Tuy nhiên, người bị Cúm A không nên xem nhẹ. Bệnh diễn tiến rất nhanh và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường trước.

triệu chứng cúm a ở trẻ

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra

Virus Cúm A bao gồm nhiều chủng, trong đó phổ biến nhất là:

– Cúm A/H1N1: Chủng virus này được WHO ghi nhận năm 2009 với tên gọi ban đầu là “cúm lợn”. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể nhanh chóng lan ra thành đại dịch. Nếu để lâu, cúm có khả năng gây bội nhiễm, suy đa tạng, viêm phổi hoặc thậm chí tử vong.
– Cúm A/H5N1: Loại virus cúm này xuất phát từ gia cầm và có khả năng lây lan sang người. Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và từng gây ra hàng triệu ca tử vong. Từ tháng 12/2003 – 6/2008, thế giới ghi nhận 243 ca tử vong do cúm gia cầm gây ra.
– Cúm A/H3N2: Virus Cúm A/H3N2 được ghi nhận lần đầu năm 1968 tại Hoa Kỳ. Chủng virus này từng tấn công và gây nên đại dịch kinh hoàng trên toàn thế giới. Nó có thể lây nhiễm trên cả người, chim hay động vật có vú.
– Cúm A/H7N9: Chủng virus có độc tính cao, khả năng lây nhiễm cực kỳ mạnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn tại nhiều trong các dịch tiết. Sau đó nhanh chóng lan ra các cơ quan như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,… Những trường hợp nhiễm virus này thường rất khó tự hồi phục mà phải can thiệp y tế.

2. Đối tượng dễ mắc Cúm A

Cúm A là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nếu bị nhiễm virus cúm. Tuy nhiên, các đối tượng có hệ miễn dịch yếu thường dễ mắc cúm hơn, đặc biệt là trẻ em.

triệu chứng cúm a ở trẻ

Trẻ em thường có nguy cơ mắc cúm cao hơn

Những đối tượng trẻ nhỏ có nguy cơ mắc Cúm A cao hơn:

– Trẻ dưới 5 tuổi (4 tuổi, 3 tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 2 tuổi, 1 tuổi và trẻ sơ sinh)
– Trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa cúm
– Trẻ tiếp xúc với người bị cúm hoặc có nguy cơ bị cúm
– Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với virus cúm

3. Triệu chứng Cúm A ở trẻ

Khi bị mắc Cúm A, những triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ là:

– Sốt cao không hạ (đôi khi có thể lên tới 39 – 40 độ C)
– Ho nhiều
– Ngạt mũi, sổ mũi
– Đau họng
– Đau đầu
– Mệt mỏi, chán ăn
– Đau nhức người, mỏi cơ
– Nôn, tiêu chảy
– Đau tai
– Co giật (nếu sốt cao)

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà trẻ có thể có thêm những triệu chứng khác nhau.

Khi trẻ có những biểu hiện trên thì phải làm sao, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám ngay. Bởi, việc trẻ nhiễm virus Cúm A tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm. Đặc biệt là khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, tốc độ lây nhiễm rất nhanh.

Thông thường, virus Cúm A tồn tại nhiều trong các dịch tiết như nước bọt, nước mũi hay cổ họng,… Vì vậy, con đường lây truyền phổ biến nhất là thông qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi. Những giọt bắn mang theo vi khuẩn có thể chạm vào mũi, miệng của trẻ và khiến trẻ nhiễm cúm.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể nhiễm cúm do vô tình tiếp xúc với đồ vật có chứa virus. VD: Đồ chơi, cầm vào tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,…

triệu chứng cúm a ở trẻ

Tùy theo mức độ cúm, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau

Virus Cúm A tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. Các biểu hiện của Cúm A khá giống với cảm cúm thông thường nên thường dễ bị nhầm lẫn. Dẫn đến nhiều phụ huynh chủ quan và không đưa con đi thăm khám, hỗ trợ điều trị từ sớm.

Thực tế, nhiều trường hợp trẻ mắc Cúm A lâu có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. VD: Viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng não,… thậm chí là tử vong.

Vì vậy, việc hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời cho trẻ là điều hết sức cần thiết giúp trẻ nhanh khỏe.

4. Cách hỗ trợ điều trị Cúm A ở trẻ

Cách xử trí khi trẻ bị mắc Cúm A, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm cúm a cho trẻ xem là chủng nào. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ, cách chữa cúm a ở trẻ em phù hợp.

Trẻ bị cúm a bao lâu thì khỏi? Tùy vào tình trạng của trẻ khi phát hiện ra bệnh sớm hay muộn, chủng virus và phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng… mà tình trạng bệnh của trẻ sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, khi ở nhà ba mẹ cũng cần lưu ý:

– Chủ động thực hiện các biện pháp cách ly cho trẻ: Đeo khẩu trang, cho trẻ ở phòng riêng,…
– Để trẻ ở phòng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè hoặc phòng ấm áp vào mùa đông. Thực hiện vệ sinh, tắm rửa cho con ở phòng riêng để tránh lây lan cho người khác.
– Không để trẻ ra ngoài nếu không thực sự cần thiết
– Chú ý chế độ ăn cho trẻ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn cho trẻ nên là thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, nhiều rau xanh và trái cây. Đặc biệt nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
– Cho bé uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua và cho con uống quá liều hoặc uống thêm các loại thuốc khác. Điều này thậm chí có thể gây hại cho trẻ.

Cúm A không chỉ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Vậy làm sao để phòng ngừa Cúm A cho trẻ?

– Thứ nhất: Hãy hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên.
– Thứ hai: Chủ động đeo khẩu trang cho trẻ mỗi nghi ra ngoài
– Thứ ba: Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là trong thời điểm bùng dịch
– Thứ tư: Không để trẻ tiếp xúc với đối tượng mắc cúm hoặc có nguy cơ mắc cúm
– Thứ năm: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên
– Thứ sáu: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp trẻ nâng cao sức đề kháng
– Thứ bảy: Đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu như ho, sốt, sổ mũi, đau họng,…
– Đặc biệt: Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm để phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Việc đưa trẻ đi tiêm phòng cúm định kỳ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ mắc cúm.

triệu chứng cúm a ở trẻ

Nên đưa trẻ đi tiêm phòng từ sớm để phòng ngừa nguy cơ mắc cúm

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI có cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin nói chung và tiêm phòng Cúm A nói riêng. Phòng tiêm chủng của chúng tôi hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm. Luôn thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý của trẻ. Nguồn vắc xin dồi dào được nhập khẩu với nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cho vắc xin. Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cùng hệ thống thiết bị được nhập khẩu 100%. Để bảo vệ con khỏi Cúm A, ba mẹ đừng quên đăng ký tiêm phòng ngay cho bé và cả gia đình nhé!

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về triệu chứng Cúm A ở trẻ, cách hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ sớm với chúng tôi qua số điện thoại 0936 388 288 hoặc chat bên dưới để được tư vấn!

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital