6 Thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe cho người mắc cúm A nhanh khỏi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Cúm A có thể gặp ở bất cứ ai, gây ra các triệu chứng ốm sốt, mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng. Vậy cúm A ăn gì nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc chế độ dinh dưỡng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. 

1. Bệnh cúm A là gì? 

Trước khi đi sâu vào giải đáp câu hỏi “cúm A ăn gì nhanh khỏi”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Cúm là một bệnh nhiễm trùng do các virus cúm A, B, C gây ra, trong đó cúm A được xem là bệnh nhiều người mắc phải nhất. Virus này thường tồn tại trong nước mũi và nước bọt của người bệnh. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc trò chuyện trực tiếp, họ có thể lây nhiễm cho những người xung quanh thông qua giọt bắn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các đồ dùng, bề mặt chứa virus cúm cũng có thể dẫn đến nhiễm bệnh.

cúm a ăn gì nhanh khỏi

Cúm A có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào

Các triệu chứng phổ biến của cúm A có thể kể đến: sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, và tiêu chảy.

Thông thường, người bệnh sẽ hồi phục trong vòng một tuần. Nhưng trong một số trường hợp, cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.

2. Đối tượng dễ mắc bệnh cúm A

Theo các bác sĩ thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, cúm là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra.

Virus cúm được tìm thấy trong nước mũi và nước bọt của người bệnh, nó được truyền đi thông qua các hạt nước nhỏ phát ra từ mũi và miệng của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể lây lan thông qua không khí hoặc bằng cách tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật dụng chứa virus.

Nhóm nguy cơ cao nhất và dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm bao gồm:

– Trẻ em.

– Người cao tuôi

– Phụ nữ mang thai.

– Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, HIV/AIDS và ung thư.

3. Bị bệnh cúm A ăn gì nhanh khỏi?

Người mắc cúm A thường cảm thấy mệt mỏi và mất vị giác, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo dài thời gian hồi phục. Do đó, câu hỏi “cúm A ăn gì nhanh khỏi” được rất nhiều người quan tâm. Ngoài việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể theo các nguyên tắc sau:

– Ăn đủ chất dinh dưỡng và chọn lựa thức ăn dễ tiêu.

– Cung cấp vitamin cho cơ thể thông qua rau củ quả, trái cây.

– Uống đủ nước hàng ngày.

Nên ăn những thực phẩm lỏng, dễ nuốt, có tính ấm để nhanh giải cảm

Nên ăn những thực phẩm lỏng, dễ nuốt, có tính ấm để nhanh giải cảm

Cụ thể, cúm A ăn gì nhanh khỏi, mời bạn cùng tham khảo những nhóm thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ và trái cây màu xanh đậm giúp tăng cường sức đề kháng: rau cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, gấc, cà chua.

– Thực phẩm chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Bạn có thể lựa chọn bổ sung: ổi, dâu tây, nho, kiwi, cam, quýt, chuối, lê, táo, ớt chuông, bông cải xanh trong thực đơn của mình.

– Thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt nạc, sò, hàu, tôm, cua, cá, trứng, sữa giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng hiệu quả. Một số loại thực phẩm thực vật cũng chứa kẽm, nhưng kẽm từ nguồn thực vật thường khó hấp thụ hơn.

– Một số loại gia vị giúp khử tính hàn, chống viêm và giải cảm tốt:

+) Tỏi chứa allicin, hợp chất sulfur giúp kháng khuẩn và chống viêm. Tỏi có thể dùng để ngâm mật ong ăn trực tiếp hoặc dùng trong xào nấu hàng ngày.

+) Gừng có tính ấm, khử hàn tốt. Bạn có thể bổ sung gừng làm gia vị cho các món ăn tẩm bổ từ gà: cháo gà, canh gà hoặc uống trà gừng hàng ngày.

+) Mật ong có tính kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể pha với gừng hoặc chanh tươi và nước ấm để giảm ho và đau họng rất tốt cho sức khỏe người mắc cúm A.

Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng cúm A ăn gì nhanh khỏi, khi chăm sóc người bệnh cúm, hãy ghi nhớ 1 số lưu ý sau:

– Cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho người khỏe mạnh bằng cách đeo khẩu trang. Những người tiếp xúc với người bệnh cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay kỹ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc.

– Đảm bảo người bệnh có thể nghỉ ngơi trong một phòng riêng, trong điều kiện thông thoáng.

– Khuyến khích người bệnh súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

– Có thể sử dụng 1 số loại thuốc cảm cúm để làm giảm các triệu chứng, tuy nhiên nếu thời gian dùng thuốc kéo dài mà không cải thiện được triệu chứng, bạn nên tìm tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

4. Người mắc cúm A không nên ăn gì?

Bên cạnh cúm A nên ăn gì thì bạn cũng cần lưu ý 1 số thực phẩm không nên sử dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh chóng. Một chế độ ăn không lành mạnh có thể khiến bạn ốm nặng, mệt mỏi hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần tránh khi bạn đang bị cảm cúm:

– Thực phẩm cứng: Khi bị cảm cúm, cổ họng thường đau rát và khó chịu, gây ra khó khăn trong việc nuốt. Vì vậy, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm cứng để không làm tăng cơn đau. Thay vào đó, hãy chọn những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và có tác dụng giải cảm như: cháo gà, cháo thịt bằm, cháo trứng, cháo hành, cháo tía tô,…

– Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn nhanh và các sản phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo màu, bảo quản và các hóa chất khác không tốt cho sức khỏe. Đồng thời thực phẩm chế biến sẵn thường đã qua xử lý, làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của món ăn. Trong thời gian bị cúm, bạn hãy chọn những thực phẩm tươi sống và giàu chất dinh dưỡng để nạp vào cơ thể thay vì đồ ăn chế biến sẵn.

– Thức ăn giàu dầu mỡ: Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và cần sử dụng nhiều năng lượng để tiêu hóa. Sau một thời gian dài ốm yếu, để cải thiện chức năng tiêu hóa, bạn nên chọn những phương pháp chế biến thức ăn nhẹ nhàng như hấp, luộc, nấu cháo, nấu súp,…

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm giúp nâng cao miễn dịch của bản thân và cộng đồng

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm giúp nâng cao miễn dịch của bản thân và cộng đồng

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, tiêm phòng vắc xin đang được các chuyên gia y tế khuyến nghị cho tất cả mọi người. Tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của bản thân, hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh của bạn và những người xung quanh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được thực đơn dinh dưỡng giải cảm dành riêng cho mình. Để được tư vấn về sức khỏe và các gói tiêm chủng phù hợp với nhu cầu của bản thân, hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital