Nắm được các giải pháp điều trị sỏi niệu quản sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời đảm bảo quá trình điều trị của người bệnh diễn ra an toàn, tâm lý thoải mái nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về các phương pháp điều trị sỏi niệu quản.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi niệu quản là gì? Tại sao nên điều trị sỏi niệu quản sớm?
1.1 Sỏi niệu quản là gì?
Niệu quản là một “đường ống” hẹp dài khoảng 25cm – 30cm trong hệ tiết tiết niệu. Niệu quản có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu do thận bài tiết ra xuống đến bàng quang.
Sỏi niệu quản là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản và mắc kẹt lại hoặc sỏi hình thành tại niệu quản do kết cấu hẹp dài của cơ quan này. Căn bệnh này thường gặp tại nam giới hơn so với nữ giới bởi niệu quản của nam giới thường dài hơn và có đoạn thể có nhiều đoạn hẹp hơn. Đặc biệt, sỏi niệu cũng là một căn bệnh thường xảy ra với nam giới trung niên.
Sỏi niệu quản thường có các dấu hiệu nhận dạng điển hình như: đau bụng dưới, đau buốt dương vật khi đi tiểu, đi tiểu ra máu nhạt, nước tiểu có màu đậm và mùi lạ…
1.2 Tại sao nên điều trị sỏi niệu quản sớm với các phương pháp điều trị?
Bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng cũng là trường hợp như vậy.
Sỏi niệu quản nếu để kéo dài, kích thước sỏi gia tăng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm đường tiết niệu: Sỏi làm tắc đường tiểu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường niệu.
– Giãn đài bể thận: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dẫn tới tình trạng giãn đài bể thận.
– Viêm thận cấp và mạn tính: Tình trạng viêm tiết niệu kéo dài dẫn tới nguy cơ viêm thận.
– Suy thận: Sỏi niệu quản để lâu dài sẽ phát triển về kích thước, chặn dòng nước tiểu dẫn tới suy thận.
– Vỡ thận: Khi sỏi niệu quản làm tắc hoàn toàn dòng tiểu có thể dẫn tới nguy cơ vỡ thận rất nguy hiểm.
2. Các giải pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả hàng đầu
2.1 Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích để tán vỡ sỏi, mảnh vụn sẽ đào thải theo nước tiểu ra ngoài sau 2 – 4 tuần. Phương pháp này sử dụng máy tán sỏi công nghệ cao, không cần mổ mở, không gây đau đớn.
Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận, tùy vào kích thước và vị trí bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh có điều trị hiệu quả với tán sỏi ngoài cơ thể hay không.
Với phương pháp này, người bệnh sẽ điều trị trong khoảng 30 phút – 45 phút và không cần lưu viện sau điều trị, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
2.2 Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp lấy năng lượng laser tán vụn sỏi theo đường tiểu của cơ thể. Cụ thể là đi từ niệu đạo lên các cơ quan khác phía trên như: bàng quang, niệu quản…
Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân sỏi bàng quang và sỏi niệu quản sẽ đạt hiệu quả điều trị cao nhất, kích thước cụ thể đáp ứng điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới hoặc sỏi khó đào thải qua nước tiểu thường được ưu tiên sử dụng phương pháp này.
Tán sỏi nội soi có ưu điểm: không xâm lấn, không có vết mổ nên không để lại sẹo. Đồng thời, phương pháp này chỉ can thiệp qua đường tiểu nên không làm tổn thương niệu quản và các cơ quan lân cận, từ đó bảo vệ chức năng tiết niệu.
Chỉ với 24 giờ theo dõi tại bệnh viện, đây cũng được đánh giá là phương pháp điều trị có thời gian lưu viện và phục hồi nhanh chóng.
2.3 Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp thông qua vết rạch 5mm và đưa năng lượng laser vào phá vỡ sỏi. Vết rạch “siêu nhỏ” này không hề gây nhiều đau đớn cho người bệnh, đồng thời cũng đảm bảo tỉ lệ sạch sỏi cao, hạn chế nguy cơ sót sỏi.
Kỹ thuật này thường áp dụng với bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 trên. Tùy tình trạng kích thước sỏi của người bệnh mà bác sĩ sẽ nghiên cứu phác đồ điều trị hiệu quả nhất: vị trí, kích thước, số lượng sỏi…
Đây có thể coi là giải pháp thay thế hoàn hảo cho mổ mở truyền thống, mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
2.4 Các phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khác
Ngoài ba phương pháp điều trị trên, đối với sỏi niệu quản, người bệnh còn có thể được chỉ định điều trị với phương pháp điều trị nội khoa và phương pháp mổ mở.
– Điều khi nội khoa hay điều trị bằng thuốc là phương pháp áp dụng cho trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí người bệnh vẫn có thể sinh hoạt như bình thường mà không có nhiều dấu hiệu bất thường nghi sỏi niệu quản.
Sỏi sẽ được đào thải nhanh hơn thông qua một số loại thuốc hỗ trợ, tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có được phác đồ nội khoa phù hợp nhất.
– Điều trị mổ mở lấy sỏi là phương pháp mổ ở khu vực niệu quản có sỏi, thông qua tác động của bác sĩ chuyên môn để phẫu thuật và đưa sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp áp dụng với sỏi có kích thước lớn hoặc có tính chất phức tạp; các phương pháp còn lại đều không can thiệp được.
Đối với mổ mở, sỏi sẽ được lấy sạch hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng khó lường như: chảy máu, nhiễm trùng, viêm sưng…
Trên đây là những phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả và an toàn bậc nhất hiện nay, khi có dấu hiệu bệnh bất thường nghi sỏi niệu, người bệnh cần điều trị sớm để tránh những nguy cơ khó lường.