Đối với chị em phụ nữ, việc nhận biết sớm các biểu hiện có thai là vô cùng quan trọng, giúp chị em sớm chuẩn bị tâm lý, chủ động chăm sóc và giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng nhận biết sớm việc mình có thai đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những dấu hiệu có thai dễ nhận biết và chính xác nhất cũng như những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Ý nghĩa của việc nhận biết các biểu hiện có thai
Ở những cặp vợ chồng sức khỏe bình thường và không gặp các vấn đề về sinh sản thì việc quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ giúp tăng khả năng thụ thai.
Quá trình thụ thai sẽ diễn ra khi có sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông, khi tinh trùng gặp trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra, hình thành nên phôi thai. Lúc này phôi thai sẽ được vận chuyển tới tử cung để làm tổ và bắt đầu một thai kỳ bình thường.
Không phải ai cũng đều nhận biết được các biểu hiện có thai do đó việc nắm được các biểu hiện, dấu hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu có thể chủ động chăm sóc và giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó, việc nhận biết các dấu hiệu có thai sớm còn giúp mẹ có thời gian chuẩn bị kế hoạch chính xác và kỹ lưỡng để đón thành viên mới chào đời.
2. Những dấu hiệu có thai dễ nhận biết
Không phải tất cả các mẹ bầu đều xuất hiện những dấu hiệu có thai giống nhau. Sau đây là những biểu hiện mẹ dễ dàng có thể nhận biết và lưu ý:
2.1 Biểu hiện có thai là trễ kinh nguyệt
Dấu hiệu điển hình nhất khi có thai chính là trễ kinh nguyệt. Với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đểu, bạn có thể sử dụng que thử thai nếu trễ kinh từ 15-30 ngày sẽ cho ra kết quả chính xác. Thông thường trong suốt 9 tháng mang bầu, mẹ sẽ có có hiện tượng kinh nguyệt.
2.2 Âm đạo ra máu hồng, xuất hiện khí hư
Ở những tuần đầu sau khi quan hệ âm đạo sẽ xuất hiện máu và khí hư có hiện tượng thay đổi. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý khác như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung….Do vậy mẹ cần hết sức lưu ý để phân biệt. Bên cạnh đó, trong thời gian này, khí hư cũng thay đổi, ra nhiều hơn và có màu trắng đục như sữa. Đây là dấu hiệu bình thường và không đáng lo ngại, nếu khí hư có mùi tanh và hôi, có màu bất thường thì mẹ nên đi thăm khám để kiểm tra.
2.3 Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi
Biểu hiện điển hình nhất khi có thai mà chị em thường gặp phải đó chính là cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Sở dĩ mẹ gặp phải các hiện tượng này là do cơ thể chưa quen với việc phải cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng, năng lượng đốt cháy nhiều khiến mẹ cảm thấy nóng nực, khó chịu.
2.4 Hiện tượng căng tức ngực
Do lượng hormone trong cơ thể thay đổi trong quá trình mang thai, do đó lượng máu sẽ cung cấp cho ngực cũng tăng lên khiến mẹ sẽ có cảm giác đau đầu ngực, căng tức. Kích thước của ngực cũng lớn hơn, thay đổi và kèm theo những cơn đau, khó chịu. Bên cạnh đó, vùng da quanh đầu ngực cũng sẽ có dấu hiệu chuyển sang màu thâm và đen hơn.
2.5 Biểu hiện có thai là nôn, buồn nôn
Thông thường ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ, biểu hiện có thai rõ ràng nhất là mẹ bầu sẽ xuất hiện hiện tượng nôn và buồn nôn. Hiện tượng này thông thường sẽ kéo dài 3 tháng, thậm chí có người còn kéo dài đến hết thai kỳ. Những cơn buồn nôn sẽ xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cho dù trước đó mẹ chưa ăn gì hoặc sức khỏe đang tốt.
2.6 Tần suất đi tiểu nhiều hơn
Một dấu hiệu có thai dễ dàng nhận biết nhất nữa đó chính là tần suất đi tiểu của mẹ sẽ nhiều hơn. Mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu mặc dù trước đó mẹ đã đi cách đó vài phút.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trứng đã được thụ tinh khiến lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên, thận bài tiết nhiều nước hơn, cùng với đó sự chèn ép tử cung lên bàng quang càng ngày một lớn khiến mẹ cảm thấy nhanh buồn tiểu hơn bình thường.
3. Khi có thai mẹ cần lưu ý những gì
3.1. Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mỗi mẹ bầu nên khám thai tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình. Việc khám thai định kỳ không chỉ giúp mẹ nắm được sự phát triển của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện các nguy cơ dị tật, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với thai kỳ của mình.
3.2. Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mẹ và bé. Mẹ cần tăng cường bổ sung các loại tinh bột, ngũ cốc, rau xanh, uống sữa tươi, các loại vitamin, khoáng chất.
3.3. Nắm được thời điểm dự sinh
Thông thường với những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều, bác sĩ sẽ dựa vào kỳ kinh cuối để đưa ra được ngày dự sinh của mẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ dựa vào những thông số sau mỗi lần siêu âm để có thể dự đoán được ngày sinh của mẹ. Tuy nhiên trên thực tế thời điểm vượt cạn của mẹ có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn so với ngày dự kiến, do vậy gần những tháng cuối của thai kỳ mẹ nên theo dõi sát sao đồng thời thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
3.4. Các biến chứng thai kỳ mẹ có thể gặp phải
Trong thai kỳ mẹ có thể phải đối mặt với các biến chứng của thai kỳ gây ra. Do vậy mẹ cần chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức để phòng tránh và biết cách xử lý trong những tình huống khẩn cấp. Các biến chứng thai kỳ mẹ thường gặp như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cạn ối, đa ối…
4. Những khuyến cáo dành riêng cho mẹ bầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải lưu ý một số khuyến cáo được chuyên gia Sản khoa chia sẻ như sau:
- Hạn chế massage hay xoa bụng vì có thể gây ra nguy cơ đẻ non
- Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai của bác sĩ để được theo dõi và tư vấn trong suốt thai kỳ
- Nên thực hiện các xét nghiệm thai kỳ để phòng tránh được các nguy cơ tiềm ẩn và sớm phát hiện các dị tật thai nhi nếu có.
- Vận động nhẹ nhàng, có thể tập những bài tập yoga dành cho mẹ bầu
- Hạn chế vận động mạnh, quá sức hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại
- Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá bởi đây là nguyên nhân gây nên nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non cao.
- Trong giai đoạn đầu mới mang thai vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục, ở những tháng tiếp theo có thể quan hệ bình thường nhưng nên lựa chọn tư thế phù hợp, động tác nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là các dấu hiệu, biểu hiện có thai mà mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết. Mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu hoặc siêu âm để có thể biết chính xác việc mình đã có thai hay chưa. Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có được những gợi ý hữu ích nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.