Mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không? Các dấu hiệu có thai là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và gây ra những triệu chứng thường gặp khi mang thai, trong đó có nhiều mẹ cho rằng khi mang thai mình bị mất ngủ. Vậy bị mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không? những dấu hiệu cụ thể khi có thai là gì? Trong bài viết này TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ.

1. Mất ngủ có phải là dấu hiệu báo mẹ mang thai không?

Dấu hiệu mang thai ở mỗi người là không giống nhau, có thể là ốm nghén, buồn nôn, vòng 1 thay đổi, nhưng có người lại cảm thấy bị mất ngủ so với bình thường. Vậy mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm câu trả lời.

Mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm câu trả lời

Mất ngủ có phải dấu hiệu có thai không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm câu trả lời

Phân tích về triệu chứng này các chuyên gia cho biết, tình trạng mất ngủ có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như mệt mỏi, stress,.. và không phải ai khi mang thai cũng gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy, để khẳng định chắc chắn mất ngủ là dấu hiệu chính khi mang thai là không thể.

Nếu bạn bị mất ngủ và có các triệu chứng của mang thai khác như trễ kinh, đau tức ngực thì lúc này mất ngủ có thể là dấu hiệu khi mang thai của bạn. Biểu hiện cho thấy bạn đang gặp tình trạng mất ngủ khi mang thai là:

– Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ về đêm.

– Ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh dậy.

– Dậy sớm và khó vào giấc lại, thường xuyên không ngủ đủ 7-8h/ngày.

– Cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, thiếu ngủ, thường xuyên ngáp sau khi ngủ dậy.

2. Làm gì khi bị mất ngủ khi mang thai?

Mất ngủ khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng thời gian đầu của thai kỳ và khi mẹ chuẩn bị sinh. Tuy nhiên thuộc vào cơ địa mỗi người mà tình trạng mất ngủ sẽ khác nhau. Khi bị mất ngủ trong thai kỳ mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng này.

– Không uống nước trước khi ngủ vì uống nước có thể khiến mẹ phải dậy đi tiểu đêm và giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đặc biệt không sử dụng nước uống có hàm lượng caffeine vào buổi tối như trà, cà phê,…

Mẹ không nên uống nước trước khi ngủ vì có thể khiến mẹ phải đi tiểu đêm và giấc ngủ bị ảnh hưởng

Mẹ không nên uống nước trước khi ngủ vì có thể khiến mẹ phải đi tiểu đêm và giấc ngủ bị ảnh hưởng

– Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ, thời gian ăn nên cách thời gian ngủ khoảng 2 – 3 giờ để thức ăn có thể được tiêu hóa hết trước khi đi ngủ.

– Chế độ ăn nên tăng cường rau xanh, ngũ cốc, để giúp dễ ngủ hơn. Ăn chậm, nhai kỹ để tránh ợ hơi, ợ nóng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Tắt hết thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 giờ vì thiết bị điện tử và sóng điện tử có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong giai đoạn mang thai nhạy cảm.

– Tạo không gian phù hợp bằng cách bật điều hòa tạo không khí mát mẻ, đóng cửa sổ, kéo rèm tạo không gian yên tĩnh và không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh.

– Sử dụng liệu pháp mùi hương bằng cách nhỏ 2-3 giọt tinh dầu lên khăn giấy đặt dưới gối giúp mẹ dễ ngủ hơn.

– Sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng chữa mất ngủ khi mang thai như trà hoa cúc, trà oải hương, trà bạc hà chanh, trà tim sen, trà táo đỏ,…

Bên cạnh đó, dù gặp tình trạng mất ngủ như thế nào bạn cũng nên thông báo với bác sĩ để được theo dõi và giúp cải thiện tình trạng khi cần thiết, không để mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn và thai nhi.

3. Các dấu hiệu điển hình khác khi mang thai

Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy mẹ đang mang thai. Dưới đây là những triệu chứng điển hình ở một bà bầu.

– Chậm kinh: Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì dấu hiệu này là rất dễ nhận biết, thông thường sau 2- 3 tuần thụ thai thành công hiện tượng chậm kinh sẽ xuất hiện. Đây được xem là dấu hiệu “uy tín” nhất cho thấy bạn đang mang thai.

Chậm kinh là dấu hiệu “uy tín” nhất cho thấy bạn đang mang thai

Chậm kinh là dấu hiệu “uy tín” nhất cho thấy bạn đang mang thai

– Buồn nôn và nôn ói: Đây là dấu hiệu khá đặc trưng của phụ nữ mang thai, cảm giác buồn nôn là nôn nặng hơn khi ngửi thấy mùi lạ hoặc mùi nồng. Nguyên nhân của tình trạng này thường do sự thay đổi đột ngột của hormone trong cơ thể.

– Bầu ngực có sự thay đổi: Khi mang thai dòng máu lưu thông đến ngực tăng chính vì thế bạn sẽ có cảm giác ngực nóng, tức, kích thước ngực cũng sẽ lớn hơn, núm vú to ra, nhô cao, tăng sắc tố và nhạy cảm hơn.

– Có máu báo thai: Khi phôi thai di chuyển vào buồng tử cung sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung. Điều này làm đứt một số mạch máu ở đây và gây chảy máu nhẹ, các đốm máu nhỏ này được gọi là máu báo thai.

– Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Nguyên nhân là do khi mang thai bạn sẽ tiết ra một loại hormone có tên hCG, hormone này kích thích khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

– Đau lưng: Khi bạn mang thai dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Chính vì vậy, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau lưng khi có thai.

– Hay bị mệt mỏi: Sự gia tăng nồng độ progesterone một cách đột ngột khi mang thai khiến có thể bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Bên cạnh đó, khi mang thai bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu khác như đau tức bụng dưới, bị chuột rút nhẹ, thân nhiệt tăng, đầy hơi, dễ bị táo bón, hụt hơi, khó thở, tâm trạng thay đổi thất thường, cổ tử cung ẩm ướt, nướu sưng và đau, thay đổi khẩu vị, rối loạn vị giác, tăng cân bất thường,… Bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai và có phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng khi mang thai và câu trả lời cho câu hỏi mất ngủ có phải là dấu hiệu của mang thai không. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mang thai và các triệu chứng. Nếu có câu hỏi nào liên quan đến mang thai hay có nhu cầu thăm khám sức khỏe thai kỳ, bạn có thể ngay lập tức liên hệ với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital