Những dấu hiệu có thai sớm mẹ nên lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Để xác định mang thai một cách chính xác, thường sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc siêu âm thai. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết bản thân đã có bầu chưa qua một số dấu hiệu có thai mà bài viết dưới đây sẽ đề cập.

1. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã có bầu trong những tuần thai đầu tiên

Do chúng ta không thể xác định được chính xác thời điểm và ngày thụ thai nên tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Vì vậy, tuổi thai có thể sẽ có sự chênh lệch do ngày quan hệ và ngày thụ thai là không giống nhau.

Bên cạnh việc xét nghiệm thai kỳ và siêu âm, mẹ cũng có thể nhận biết mình có bầu qua 1 số dấu hiệu điển hình sau:

1.1 Dấu hiệu có thai đầu tiên – Trễ kinh

Khi bắt đầu mang thai, phôi thai sẽ làm tổ trong tử cung, vì vậy khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện như bình thường nữa. Thay vào đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra hormone hCG có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung nhằm nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai đầu tiên mà bất kỳ chị em nào cũng đều gặp phải

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai đầu tiên mà bất kỳ chị em nào cũng đều gặp phải

Chậm kinh là biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên khi phụ nữ bắt đầu có thai sớm ở những tuần đầu tiên. Hầu hết các chị em đều theo dõi, nghi ngờ và phát hiện có bầu dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ngày hành kinh bị chậm, bạn có thể thử thai tại nhà thông qua dụng cụ thử thai. Nếu kết quả thử thai dương tính, tốt nhất mẹ nên tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán chính xác mình có đang mang thai hay không, cũng như kiểm tra xem thai đã vào tổ hoặc có tim thai hay chưa?

1.2 Ra máu báo – Một trong những dấu hiệu có thai điển hình

Ở một số chị em, khi chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt thường có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, hoặc âm đạo thấy có xuất huyết, nhiều người nhầm tưởng đây là máu kinh. Tuy nhiên, lượng máu báo thai này xuất hiện rất ít, chỉ lưu lại trên quần nhỏ một chút, ngược lại máu báo kinh sẽ xuất hiện ồ ạt với số lượng nhiều hơn.

Thông thường máu báo có thai sẽ xuất hiện từ ngày 10 – 14 sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, mẹ có thể căn thời điểm này so với ngày quan hệ để kiểm tra. Nguyên do ra máu báo thai có thể là do sau quá trình thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển dần vào tử cung và làm tổ tại lớp nội mạc tử cung khiến cho niêm mạc tử cung sẽ bị bong nhẹ, dễ dẫn đến xuất huyết nhẹ ở khu vực âm đạo.

1.3 Đau bụng âm ỉ đặc biệt là vùng bụng dưới

Việc xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ xuất phát từ việc trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ, bên cạnh đó sự xáo trộn về hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nhiều chị em. Những cơn đau bụng dưới do mang thai thường xảy ra sau 6 – 10 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh. Song dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau bụng do tiêu hóa hoặc đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy mẹ vẫn nên theo dõi thêm một số dấu hiệu khác đi kèm để xác định mình có đang mang thai hay không.

1.4 Kích thước bầu ngực thay đổi

Dấu hiệu có thai đa số mẹ nào cũng gặp đó chính là sự thay đổi rõ ràng về kích thước vòng 1. Lý giải cho điều này, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: Sau khi phôi thai đã làm tổ ở tử cung, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự xáo trộn lớn về hormone, điều này sẽ khiến cho lưu lượng máu đến bầu ngực tăng lên, đồng thời hormone cũng kích thích tới bầu ngực làm cho kích thước bầu ngực có sự thay đổi.

Sự thay đổi kích thước vòng ngực đi kèm các dấu hiệu căng tức cũng là dấu hiệu điển hình của việc mang thai

Sự thay đổi kích thước vòng ngực đi kèm các dấu hiệu căng tức cũng là dấu hiệu điển hình của việc mang thai

Nhiều chị em khi mang thai giai đoạn đầu cho biết, họ thường gặp hiện tượng bầu ngực sưng lên, cứng hơn và có cảm giác căng tức khó chịu. Ngoài ra, vùng da xung quanh núm vú sẽ ngày càng có màu đậm hơn bình thường.

1.5 Dấu hiệu có thai rõ ràng – Buồn nôn và ốm nghén

Dấu hiệu nôn nghén thường xuất hiện khi thai nhi được trên 1 tháng tuổi, thông thường chị em sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu này khi thai được 6 – 8 tuần tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chị em đã mang thai. Lúc này chị em có thể kiểm tra bằng cách dùng que thử thai hoặc xét nghiệm, siêu âm để xác định khả năng mang thai rõ hơn.

Các triệu chứng của việc thai nghén có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể cả ban ngày và ban đêm hoặc khi thai phụ tiếp xúc với mùi lạ hoặc một món ăn lạ. Ốm nghén ở mỗi bà bầu là khác nhau, có người trải qua giai đoạn này khá nhẹ nhàng (chỉ có biểu hiện nghén ở 3 tháng đầu tiên) nhưng cũng có mẹ thời gian nghén do mang thai có thể kéo dài trong suốt 9 tháng, điều này khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách giảm thiểu cơn nghén.

2. Mẹ cần làm gì khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai

Khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu có thai, điều cần làm ngay lúc đó là kiểm tra chính xác xem suy đoán của mẹ có đúng hay không. Biện pháp kiểm tra có thai nhanh nhất hiện nay là sử dụng que thử thai. Dựa trên sự phản ứng của mẫu nước tiểu với hormone hCG, nếu kết quả dương tính thì 90% mẹ đã mang thai.

Tuy nhiên để chắc chắn kết quả chính xác, mẹ nên tới các cơ sở y tế chuyên sản khoa để được làm các xét nghiệm và siêu âm. Ngoài ra, khi đi khám thai lần đầu các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, kiểm tra xem phôi thai đã làm tổ đúng chỗ chưa? Em bé đã bắt đầu có tim thai hay chưa, từ đó bác sĩ sẽ lên lịch trình khám thai định kỳ cũng như đưa ra các lời khuyên cần thiết để mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm hoặc siêu âm để chắc chắn về việc mang thai

Mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm hoặc siêu âm để chắc chắn về việc mang thai

Để chuẩn bị một sức khỏe tốt và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ chất. Đặc biệt, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các công việc nặng như bê vác. Bên cạnh đó, mẹ cần tìm hiểu những kiến thức về mang thai và chăm sóc bé cũng như tham gia các lớp học tiền sản để có thể vượt cạn thuận lợi và nuôi dưỡng em bé phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Hy vọng những thông tin mà Thu Cúc TCI vừa cung cấp có thể giúp mẹ nhận biết rõ hơn về các dấu hiệu có thai ở những tuần sớm, từ đó mẹ có thể lên kế hoạch khám thai và theo dõi thai kỳ từ những tuần thai đầu tiên. Nếu cần tư vấn về lịch khám thai cũng như gói thai sản, các mẹ hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được giải đáp nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital