Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ là một hoạt động bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp/cơ quan. Vậy người sử dụng lao động đã nắm được đầy đủ những lưu ý cần biết khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động hay chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

1. Tầm quan trọng của việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Vai trò của việc tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ bao gồm:

– Giúp kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của thể trạng nhân viên đối với từng vị trí công việc.

– Là sự thể hiện việc quan tâm và trách nhiệm của cơ sở sản xuất và kinh doanh với đội ngũ người lao động.

– Việc thăm khám tổng quát sẽ giúp cá nhân người lao động nắm bắt được thể trạng của bản thân và có hướng điều trị kịp thời nếu phát hiện ra bệnh.

– Đối với doanh nghiệp, đây sẽ là lợi thế giúp cho các doanh nghiệp thu hút nhiều đơn ứng tuyển khi thông báo tuyển dụng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra được niềm tin và sự tín nhiệm tới các nhân viên đang làm việc. Điều này giúp người lao động tạo ra mong muốn được gắn bó lâu dài với tổ chức.

doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Thăm khám định kỳ giúp người lao động an tâm làm việc và công tác

2. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

2.1. Nắm vững các quy định về tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Các công ty, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Điều này đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản pháp luật như:

Luật lao động 2012, điều 152 về chăm sóc sức khỏe người lao động quy định

– Người sử dụng lao động hàng năm cần phải tiến hành tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả đối với người học nghề, tập nghề. Riêng với lao động nữ cần được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc người lao động là người chưa thành niên, người cao tuổi, người khuyết tật thì cần phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/ lần.

– Người lao động làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cần phải được tổ chức khám bệnh nghề nghiệp. Người lao động sau khi gặp tai nạn lao động, mắc các bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc thì cần được bố trí công việc để phù hợp với sức khỏe.

Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, điều 21 nêu rõ quy định về khám sức khỏe cho người lao động

Ít nhất 1 lần trong năm, người sử dụng lao động cần phải thực hiện tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Khám sức khỏe cần được tiến hành ít nhất 6 tháng/lần đối với người lao động là những người khuyết tật, người cao tuổi, những người chưa thành niên, người làm các nghề, công việc nặng nhọc và nguy hiểm, độc hại.

Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội

Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cũng đã được quy định mới nhất căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội:

– Lao động nữ cần phải được thực hiện thăm khám thêm chuyên khoa phụ sản. Người làm việc trong môi trường lao động có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ độ hại gây bệnh nghề nghiệp cần phải được thăm khám để phát hiện bệnh.

– Trước khi được bố trí làm việc, trước khi chuyển sang làm nghề, các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hơn cho người lao động thì các công ty, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho họ. Sau khi gặp tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp đã được phục hồi sức khỏe, người lao động cũng cần được tiến hành thăm khám để đảm bảo đủ sức khỏe trước khi tiếp tục quay trở lại làm việc.

vì sao cần tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Tổ chức thăm khám định kỳ cho nhânvieen là hoạt động bắt buộc với doanh nghiệp

2.2. Dặn dò nhân viên số lưu ý trước khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Trước khi tiến hành tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp cho nhân viên, ban nhân sự của doanh nghiệp cần thực hiện một số điều sau:

– Phổ biến vấn đề cho người lao động nắm bắt đầy đủ và chính xác.

– Tiến hành lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ các thông tin cá nhân của nhân viên trong công ty. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa thời gian làm thủ tục trước khi thăm khám sức khỏe.

– Tìm kiếm và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để mang tới kết quả chuẩn xác và dịch vụ chăm sóc tốt cho người lao động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên dặn dò người lao động khi khám sức khỏe cần ghi nhớ những lưu ý sau:

– Người đi khám cần phải nhịn ăn ít nhất khoảng 8 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Điều này nhằm giúp đảm bảo kết quả thăm khám cho ra là chính xác nhất.

– Trước khi thực hiện danh mục siêu âm tổng quát, cần phải nhịn tiểu hoặc nên uống nhiều nước lọc để giúp bác sĩ dễ quan sát hơn.

– Đối với nữ giới, sau khi siêu âm tổng ổ bụng quát xong, bạn nên đ tiểu hết trước khi tiến hành danh mục siêu âm phụ khoa bằng đầu dò.

– Nếu người lao động nữ đang mang thai thì hãy báo với bác sĩ để tránh thực hiện bước chụp X-quang. Bởi điều này không có lợi đối với thai nhi.

lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

Người lao động cần được phổ biến đầy đủ thông tin để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bản thân người lao động và cả doanh nghiệp. Qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, nhân viên có thể phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể để có hướng điều trị kịp thời, an tâm lao động và công tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ nắm được tình hình sức khỏe người lao động để từ đó có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp để sao cho lao động đạt năng suất cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital